Liệu cuộc đấu giá Parachain có phải là “quả bom giá” cho Polkadot?
Gần đây hầu hết tổng vốn hóa cho các altcoin đều duy trì trong bối cảnh khá ảm đạm và tẻ nhạt, nhưng trong số đó Polkadot là một trường hợp “dị biệt” khi đã tăng hơn 15% (mức giao dịch hiện tại là 41,6 USD) trong 24 giờ qua và xuất sắc đứng ở vị trí thứ 8 lớn nhất về vốn hóa thị trường.
Biểu đồ trên đã cho thấy xu hướng của DOT đều ghi ấn tượng với những chỉ số tích cực. Được biết Parachain hiện đang là thứ truyền cảm hứng cho số lượng lớn nhà đầu tư hiện nay. Nhưng không ai biết rằng nó có thực sự tốt?
Bản chất của Parachain là gì?
Với sự tồn tại của hơn một nghìn blockchain mở đã biến thế giới crypto thành một vũ trụ đa chuỗi mở cửa cho nhiều sự sáng tạo và độc đáo. Tuy nhiên, lĩnh vực này vẫn còn đối mặt với nhiều rào cản điển hình như thiếu tính tương tác làm cho thị trường phân mảnh nhiều hơn thực tế cho phép.
Polkadot cũng đã cố gắng hết sức để khắc phục vấn đề trên dựa theo mô hình thiết kế thiết lập 2 loại blockchain khác nhau. Cụ thể là:
- Chain đầu tiên đóng vai trò là relay chain- nơi các giao dịch đều mang tính vĩnh viễn
- Chain thứ hai được gọi là parachain thường được người dùng tạo ra và được chèn trực tiếp vào relay chain nhằm “hưởng lợi” từ tính bảo mật của chuỗi trước.
Trên thực tế, các parachain có thể tương tác với nhau trong cùng một hệ thống, trao đổi dữ liệu/ tài sản và kết nối với các mạng ngoài luồng như Bitcoin và Ethereum thông qua một bridge. Hơn nữa, công nghệ mới này cũng cung cấp một loạt tính năng khác điển hình như tính năng tự nâng cấp không cần fork- điều mà Ethereum chưa tiếp cận được trước đây.
Bỏ qua câu chuyện về chất xúc tác
Được biết, các cuộc đấu giá của Parachain được diễn ra được một thời gian trên Kusama (chuỗi “chị-em” với Polkadot). Các phiên đấu giá này về cơ bản đều được tổ chức nhằm tạo cơ hội cho parachain được niêm yết vào các chuỗi chuyển tiếp của Kusama.
Cuộc đấu giá của Parachain trên Kusama được bắt đầu vào giữa tháng sau. Được biết 5 cuộc đấu giá đầu tiên đã khép lại vào ngày 19/7 , sau đó tạm nghỉ để đánh giá hoạt động mạng lưới vào chuẩn bị cho phiên đấu giá tiếp theo vào ngày 31/8.
Đặc biệt là cuộc đấu giá cho vị trí thứ 11 chỉ mới kết thúc vào hôm qua.
Hầu hết các nhà đầu tư đều mong đợi những dạng sự kiện trên sẽ đóng vai trò là chất xúc tác cho việc tăng giá. Tuy nhiên, điều này đã không xảy ra với Kusama (KSM) khi giá của KSM đã giảm hơn 68% trong đợt đấu giá đầu tiên.
Tương tự khi đợt đấu giá tiếp theo bắt đầu, giá KSM lại tiếp tục giảm mất hơn 30%. Vậy các cuộc đấu giá này thực sự là chất xúc tác tăng cho giá không?- Không hẳn là vậy.
Công bằng mà nói thì các yếu tố vĩ mô đã giúp KSM diễn biến tích cực hơn là những đợt đấu giá trên.
Bình luận