Tương lai cho giải pháp Ethereum 2.0
Theo các chuyên gia phân tích của sàn Coinbase: Cơ hội cho các giải pháp thay thế L1 có thể thu hẹp đáng kể vào nửa sau của năm 2022, hy vọng ZK sẽ được cải thiện và Rollups để được sử dụng rộng rãi hơn. Mối lo ngại cho sự ra đời của Etherium lớp 2 sẽ hạn chế sự phát triển của blockchain lớp 1.
Tổng quan:
- Các giải pháp thay thế Lớp 1 (L1) đang trở nên phổ biến, chủ yếu là do phí gas cao trên Ethereum khiến các giao dịch liên quan đến DeFi trở nên đắt hơn.
- Ethereum đang cố gắng giải quyết vấn đề hiệu suất mạng bằng giải pháp lớp 2 và chuyển sang mô hình đồng thuận PoS và sharding.
- Điều này có nghĩa là giá trị L1 sẽ phụ thuộc vào khi nào mạng Ethereum hoàn thành việc mở rộng quy mô.
Phí gas trong Ethereum network là một trong những rào cản lớn nhất khi áp dụng hàng loạt các hợp đồng thông minh và các giải pháp lớp 1 bao gồm SOL, AVAX, LUNA. Năm 2021 là một năm đáng chú ý, đa phần các hoạt động L1 vẫn hoạt động trên nền tảng blockchain Ethereum. Hiện nay tổng số tiền lên tới 156 tỷ đô la cho 214 dự án đây là một khoản khá ấn tượng. Nếu Ethereum 2.0 có thể thay thế mạng lưới Ethereum hiện nay với những giải pháp nhanh và chi phí thấp hơn, thì những lựa chọn lớp 1 hay còn gọi là “kẻ giết Ethereum” sẽ bị loại bỏ.
Theo quan điểm của chúng tôi, vẫn còn chỗ cho các blockchain L1 trong thế giới crypto và cùng tồn tại với Ethereum. Thứ nhất, lịch trình triển khai Ethereum 2.0 chính thức đã được đẩy lên năm 2023 (sharding sẽ hoàn thành), trong quá trình chuyển đổi này, mạng L1 sẽ vẫn tham gia vào mạng lưới, nhằm giải quyết thời gian xử lý giao dịch quá tải và chi phí giao dịch của Ethereum. Ít nhất thì hiện tại các giải pháp lớp 2 ETH đóng một vai trò to lớn trong việc tăng thông lượng và giảm phí giao dịch.
Thứ hai, khả năng mở rộng là một trong những vấn đề của Ethereum. Hiện tại, các vấn đề như giá trị có thể trích xuất tối đa (MEV) có thể không được người dùng hoặc nhà đầu tư quan tâm, nhưng khi các hệ sinh thái này tiếp tục phát triển có thể thay đổi cơ chế quản trị của blockchain L1. Ngoài ra, các thuật toán bắc cầu phức tạp hơn và các cải tiến về khả năng tương tác có thể tạo điều kiện kết hợp cao hơn giữa các mạng L1 trong tương lai.
Đối với một số lựa chọn thay thế L1, chúng ta vẫn có thể thấy mạng chính Ethereum có một số lợi thế nhất định trước khi nó hợp nhất với Beacon chain. Vậy nên Ethereum 2.0 sẽ không cướp hết cơ hội phát triển của các mạng lưới khác.
Chúng tôi tin rằng hiệu suất của mạng chính Ethereum trong nửa đầu năm 2022 có thể bị ảnh hưởng chủ yếu bởi chính sách tiền tệ - đặc biệt là do chuyển đổi sang PoS, ETH được cấp cho miner ( doanh số bán ETH của miner) sẽ dần giảm bớt. Theo quan điểm của chúng tôi, những thay đổi này sẽ không có tác động đến khả năng tồn tại hoặc hiệu quả chi phí của blockchain.
Tuy nhiên chúng tôi mong rằng những giải pháp L2, hợp nhất với Beacon chain và cập nhập sharding sẽ hạn chế sự phát triển của L1 network. Ví dụ như khi hiệu suất mạng Ethereum tăng, người dùng Dapp sẽ không tìm đến các lựa chọn nhanh và rẻ hơn khác nữa. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng các chuỗi vẫn có thể cùng tồn tại ngắn hạn, các khả năng tương tác và nhu cầu sẽ thúc đẩy cơ chế đồng thuận thay thế.
Quan niệm sai lầm: Dòng thời gian Ethereum 2.0
Về cơ bản, Ethereum 2.0 là một "tập hợp các nâng cấp được kết nối với nhau" trên mạng Ethereum cho phép khả năng mở rộng mạng mà không ảnh hưởng đáng kể đến sự phân quyền hoặc bảo mật. Xem xét tốc độ phát triển của các ứng dụng dapps trên chuỗi khối Ethereum và sự tăng trưởng cao của toàn bộ hệ sinh thái, chúng tôi tin rằng nếu Ethereum 2.0 có thể cung cấp phí thấp hơn và hiệu suất mạng tốt hơn, nó chắc chắn sẽ có khả năng tiềm năng ngăn chặn L1.
Nhưng nhiều người tham gia thị trường có xu hướng nhầm lẫn giữa việc hợp nhất chuỗi mainnet-beacon của ethereum sắp tới với việc triển khai thực tế của chính ethereum 2.0, đây là một quan niệm sai lầm quan trọng.
Thực tế là việc hợp nhất mạng chính Ethereum với chuỗi beacon sẽ chỉ chuyển đổi Ethereum từ cơ chế đồng thuận bằng chứng công việc (PoW) sang cơ chế đồng thuận bằng chứng cổ phần (PoS) để đạt tốc độ xử lý giao dịch cao hơn và tăng lượng giao dịch. Trên thực tế, phí mạng Ethereum chủ yếu được thúc đẩy bởi nhu cầu về không gian khối, vì vậy nếu hoạt động tăng lên sau khi mạng chính Ethereum hợp nhất với chuỗi beacon thì phí gas vẫn có thể xảy ra nó sẽ tiếp tục tăng.
Tuy vẫn còn nhiều vấn đề nhưng sự hợp nhất mạng chính thức Ethereum với Beacon chain vẫn có tác dụng, cùng với sự chuyển đổi cơ chế đồng thuận mang tới những tiến bộ, đặc biệt là về chính sách tiền tệ. Ví dụ: sự hợp nhất của mạng chính Ethereum với chuỗi beacon có nghĩa là nhiều ETH được stake hơn và ít ETH được tạo ra hơn, làm giảm nguồn cung trên các sàn giao dịch và do đó, từ góc độ cung và cầu, giá có thể được đẩy lên.
Cần lưu ý rằng tốc độ phát hành ETH cũng là một yếu tố quan trọng, vì trước đây các thợ đào thường phải bán ETH để lấy tiền chi trả cho chi phí vận hành thiết bị của họ. Do đó, theo ước tính của chúng tôi, việc sử dụng xác thực ít hơn có thể giảm đến 90% việc phát hành ETH và cũng làm giảm số lượng ETH được bán trên các sàn giao dịch ít nhất 30-50%. Do mạng Ethereum yêu cầu ít sức mạnh tính toán hơn (nghĩa là: chi phí hoạt động thấp hơn đồng nghĩa với việc bán ETH bắt buộc ít hơn) so với việc sáp nhập mainnet và chuỗi beacon.
Điều này vô cùng rõ ràng sau khi EIP-1559 ra mắt vào đầu tháng 8, dòng tiền đổ vào giúp các miner Ethereum có định hướng hơn, như có thể thấy từ biểu đồ bên dưới.
Hình 1: Ví Ethereum Miner Dòng vào / ra của ETH ròng, Nguồn: Coinbase Analytics
Tuy nhiên, trong khi việc sáp nhập chuỗi mainnet-beacon của Ethereum có thể đặt ra mức giá thấp hơn cho ETH / USD, thì việc các chỉ số hiệu suất như tốc độ giao dịch mạng, quy mô hoặc chi phí sẽ không được cải thiện nhiều. Vậy, những vấn đề này có thể được giải quyết như thế nào? Câu trả lời có thể là chia nhỏ beacon chain. Sharding có thể sẽ được update trước khi sát nhập với beacon chain nhưng cuối cùng lại bị hoãn lại tới năm 2023 vì nhiều lý do, một trong số đó là cách sử dụng ETH. Giải pháp L2 đã được nhiều kết quả tốt nhưng L2 lại trở thành vấn đề chính mà network Ethereum phải đối mặt.
L2: Chìa khóa để mở rộng mạng Ethereum
Theo quan điểm của chúng tôi, hiện tại, khả năng thành công lâu dài của chuỗi khối Ethereum phụ thuộc nhiều vào các giải pháp mở rộng quy mô L2 hơn là nâng cấp mạng cơ sở. Ngoài mặt là thu hút các nhà đầu tư và vốn cũng như lưu trữ các hợp đồng thông minh, sự phát triển của các giải pháp L2 là chìa khóa để xác định liệu kẻ giết ETH có thách thức được ngôi vương của Ethereum không.
Các giải pháp cho tắc nghẽn mạng blockchain thường chọn giữa mở rộng block hoặc shard, nhưng với sự cải tiến của L2 thì các giao dịch có thể được xử lý nhanh và tiết kiệm hơn. Giải pháp tốt nhất hiện nay là Zero Knowledge Rollups và Optimistic Rollups - là cuộn hàng trăm giao dịch đã xử lý thành một nhóm và đăng tải lên nền tảng L1 cùng một lúc.
Rollups có thể giảm đáng kể phí giao dịch, nhưng nếu Ethereum thực hiện nâng cấp sharding vào năm 2023, nó có thể tăng cường tác động đến tốc độ thực hiện giao dịch bằng cách cho phép Rollups sử dụng nhiều không gian khối hơn trên Ethereum. Về lâu dài, điều này rất quan trọng đối với mạng Ethereum nếu muốn đạt được mục tiêu mở rộng quy mô lên hàng tỷ người dùng và xử lý hàng chục nghìn giao dịch mỗi giây.
Hình 2: Phí trung bình hàng tháng trên chuỗi Ethereum, Nguồn: Coinbase Analytics
Tuy nhiên, L2 vẫn còn sơ khai theo quan điểm của chúng tôi, thì hiện tại các giải pháp L1 vẫn tiếp tục phát triển mạnh. Ví dụ như: khi thực hiện giao dịch giữa Optimistic Rollup và mạng chính Ethereum, người dùng có thể phải đợi rất lâu thậm chí là cả tuần để quét gian lận. Các nhà đầu tư cho rằng điều này tiềm ẩn những rủi ro lớn. Ngoài ra ZK Rollups vẫn còn nhiều hạn chế nhất định cho các loại giao dịch có thể được hỗ trợ.
Sống trong một thế giới đa chuỗi
Chúng tôi tin rằng khi các thách thức về khả năng mở rộng của Ethereum vẫn còn thì các giải pháp L1 vẫn còn hấp dẫn với người dùng và sẽ tăng trưởng liên tục trong năm 2022. Tuy nhiên cơ hội cho L1 sẽ bị thu hẹp đáng kể vào cuối năm 2022 vì ZK Rollups có thể được cải thiện và sử dụng rộng rãi hơn.
Tuy nhiên đây không phải là dấu chấm hết cho L1 vì trong thế giới blockchain việc giải quyết được vấn đề về hiệu suất mạng chỉ là bước đầu trong phát triển hợp đồng thông minh. Người dùng có thể sẽ vẫn còn quan tâm tới tốc độ giao dịch, bảo mật và phân quyền của L1.
Những vấn đề trong ngành công nghiệp crypto sẽ bắt đầu xuất hiện như là MEV - là miner kiếm lợi nhuận từ việc sắp xếp lại vị trí các giao dịch trong block gây ra tắc nghẽn mạng PoW và PoS. Có cách giải quyết vấn đề này là chuyển qua sử dụng cơ chế đồng thuận khác như PoH (bằng chứng lịch sử) không dựa vào mempools và có thể ít bị MEV hơn.
Cuối cùng, chúng ta dần bỏ đi khái niệm thúc đẩy khả năng tổng hợp vào một network cụ thể. Với sự phát triển của L1 và sau này là L2 làm cầu nối cho các tài sản di chuyển qua lại giữa các network để tìm lợi nhuận cao hơn hoặc các nhóm thanh khoản khác nhau. Khi khả năng tương tác trở nên phổ biến hơn, hệ sinh thái L1 sẽ phát triển. Trên thực tế, chúng ta thậm chí có thể thấy một số blockchains L1 nhất định tập trung vào các khía cạnh cụ thể, chẳng hạn như game hoặc mạng xã hội.
Bình luận