Đối tác a16z Chris Dixon: Suy nghĩ sâu sắc về Web2 và Web3
Mới đây, tạp chí "Forbes" của Mỹ đã công bố danh sách những nhà đầu tư mạo hiểm giỏi nhất thế giới năm 2022. Trong đó, Chris Dixon, đối tác của a16z, là người đứng đầu danh sách với 8 vòng đầu tư liên tiếp vào Coinbase.
Hiện nay, Chris Dixon đang nhắm mục tiêu vào Web3 và nắm giữ khoảng 3 tỷ USD trong tay và được coi là một trong những nhà đầu tư thành công nhất vào không gian Web3 cũng như là động lực lớn nhất trong lĩnh vực này.
Bài viết này điểm qua những chia sẻ của anh trong về Web2 và Web3 podcast "Decoder" của The Verge
Cấu trúc của quỹ a16z
Chris Dixon cho biết A16z thực sự đã thay đổi rất nhiều trong những năm gần đây. Khi anh gia nhập công ty vào năm 2013, nó chỉ là một công ty VC truyền thống với một nhóm các nhà đầu tư gọi là đối tác chung. Một điều khác biệt của công ty so với các công ty khác là a16z có các nhóm điều hành hỗ trợ các danh mục đầu tư của công ty.
Trong vài năm qua, công ty đã chia tách các chủ đề đầu tư bao gồm y sinh, Web3, v.v.
Nhóm Web3 của công ty hiện có khoảng 60 người và đã phát triển nhanh chóng trong vài năm qua. Trong số 60 người thì có khoảng 15 người thuộc nhóm đầu tư. Chris Dixon là một trong 4 đối tác chung dẫn đầu các khoản đầu tư và có khoảng 10 nhân viên cấp dưới hỗ trợ. 45 người còn lại thuộc nhóm điều hành và công việc của họ là trợ giúp các công ty mà a16z đầu tư vào, từ tuyển dụng nhân tài, phát triển kinh doanh đến nghiên cứu và khoa học máy tính.
Ngoài ra, công ty cũng có một nhóm hỗ trợ khi gặp vấn đề đặc biệt, một nhóm truyền thông tiếp thị và một nhóm bảo mật gồm 5 người kiểm tra các smart contract.
Quy mô quỹ hiện đang quản lý
Mới đây nhất là khoảng 3 tỷ USD.
Cách Chris Dixon đưa ra quyết định trong nội bộ
Theo Chris Dixon, đây là một điều rất quan trọng trong công việc kinh doanh bởi vì nó rất dễ mắc lỗi và dẫn đến sai sót. Theo kinh nghiệm của Chris Dixon, bản chất của đầu tư mạo hiểm là chúng thường có một thứ đáng kinh ngạc trong một đống thứ lộn xộn.
Có rất nhiều việc phải làm và thường gặp trục trặc, nhưng những công ty tốt có một số siêu năng lực đáng kinh ngạc, họ có thể tạo ra những bước đột phá trong công nghệ, hoặc họ có một số hiểu biết thị trường giúp họ tạo ra một sản phẩm mà thị trường ưa thích.
A16z có mô hình mô hình ra quyết định riêng biệt. Nếu một trong những đối tác chung tiến hành đầu tư, công ty sẽ có một cuộc thảo luận về dự án đầu tư trong nội bộ. Điều rất quan trọng là phải có cá nhân hiểu rõ nhất về chủ đề đó để đi đến quyết định cuối cùng, chứ không phải quyết định của ủy ban.
Định nghĩa về web3
Lịch sử của web có thể được chia thành 3 thời kỳ. Đầu tiên là Web1 vào khoảng năm 1990 đến 2005. Đặc điểm chính của Web1 là nền tảng mà bạn xây dựng những thứ như email. Thực tế, ngay từ năm 1990, đã có những protocol mở được thiết kế bởi chính phủ và giới học thuật nhưng chúng không phát triển như mong đợi do một loạt lý do lịch sử.
Tiếp theo là Web2 vào khoảng năm 2005 đến 2020 với sự xuất hiện của một số dự án như loại dự án RSS, mạng xã hội sơ khai, v.v. Đó là một khoảng thời gian thực sự thú vị bởi từ giai đoạn này trở đi, mọi người bắt đầu nhận ra một trang web không chỉ để truy cập mà còn có thể tự xây dựng nó.
Thay vì chỉ đọc những trang báo New York Times thông thường thì gười dùng có thể tạo một website như Facebook, Blogger, Twitter hoặc Tumblr và bất kỳ ai cũng có thể trở thành nhà xuất bản.
Sau đó, với sự gia tăng của smart phone, hàng tỷ người có thể đọc Wikipedia và xem YouTube trên điện thoại của họ. Mặc dù Web2 mang lại nhiều điều tích cực, nhưng về cơ bản chúng ta đã giao quyền kiểm soát thực tế internet cho khoảng 5 công ty. Các protocol mở vẫn tồn tại, bạn vẫn có thể truy cập các trang web, nhưng phần lớn doanh thu và quyền lực thuộc về Apple, Facebook, Amazon, Google, có thể cả Twitter và một số công ty nhỏ hơn khác.
Theo Chris, nếu Web3 có thể được phát triển theo đúng cách, nó sẽ là sự lựa chọn để kết hợp những gì tốt nhất của cả hai thế giới Web1 và Web2. Chúng ta có giao diện người dùng mượt mà, khả năng đọc viết và khả năng tiêu thụ và xuất bản từ Web2, đồng thời ta cũng có khả năng dự đoán, độ tin cậy và tính trung lập từ Web1. Và quan trọng hơn là chúng ta có khả năng để những người sáng tạo, doanh nghiệp và công ty khởi nghiệp tiếp cận trực tiếp với khán giả và xây dụng mối quan hệ với những đối tượng đó mà không phụ thuộc vào các thuật toán hay mô hình quảng cáo của các công ty lớn.
Mastodon tồn tại như là một protocol được liên kết với Twitter, chứ không phải là blockchain
Theo Chris, Mastodon không phổ biến. Trải nghiệm người dùng khi sử dụng Mastodon cũng giống như RSS. Vấn đề với RSS và Mastodon là internet hiện không có cơ sở dữ liệu chung và công khai, không có nơi để lưu trữ biểu đồ theo dõi.
Một khi nó được lưu trữ, sẽ có hiệu ứng mạng độc quyền. Một cách để nhìn vào blockchain là nghĩ về nó như một cơ sở dữ liệu thuộc sở hữu của cộng đồng, biết rằng DNS và blockchain là những ví dụ duy nhất trong lịch sử Internet nơi cơ sở dữ liệu thuộc sở hữu của một cộng đồng chứ không phải một công ty. Wikipedia là ngoại lệ vì nó là một tổ chức phi lợi nhuận.
Chuyển đổi giữ người dùng và người sáng tạo kiếm tiền từ nội dung của họ
Cách Chris nhìn nhận về mạng xã hội là thị trường có hai mặt. Giống như YouTube hoặc Spotify, cả 2 đều có lượng người dùng nhất định và kiếm tiền từ lượng người dùng đó. Trong Web2, hai thứ đó gắn liền với nhau. Tuy nhiên, bây giờ ta có thể tách 2 thứ đó ra.
Ví dụ: Âm nhạc là một lĩnh vực thực sự thú vị và a16z đã có một số khoản đầu tư vào đó, trong đó có Royal và Sound.xyz. Những gì hai trang web này làm là cho phép các nhạc sĩ tạo NFT và các công cụ kỹ thuật số mới. Bạn có thể coi NFT như bìa album kỹ thuật số.
Sound.xyz đã hoạt động được ba tháng. Đây không phải là những nhạc sĩ siêu nổi tiếng, nhưng cho đến nay giá mỗi album là 10,000 USD và 95% thu nhập đổ về các nhạc sĩ. Ngược lại, Spotify tuyên bố có 8 triệu nhạc sĩ trên trang web của mình nhưng chỉ 14.000 người kiếm được 50.000 USD trở lên mỗi năm.
Chris cho biết NFT là cách để những người sáng tạo tiếp cận khán giả trực tiếp, bỏ qua các động cơ quảng cáo theo thuật toán. Cho đến nay, kết quả thực sự rất hứa hẹn và chúng ta sẽ thấy rất nhiều cách mới mà những người sáng tạo kiếm tiền.
Những nhạc sĩ chưa có tên tuổi, họ không kiếm được khoản tiền nào trên Spotify và nếu họ ra mắt NFT, sẽ chẳng có ai mua cả
Vẫn còn sớm để có thể chứng minh nhiều về những tuyên bố này. Chris xem đây là cơ hội để hiện thực hóa tầm nhìn “1.000 người hâm mộ chân chính”.
Trước đây, do bản chất của mô hình kinh doanh, điều này chưa bao giờ xảy ra ở Web2, họ sẽ cố tình để bạn xây dựng một phạm vi mà bạn nghĩ rằng bạn có thể có nhiều ảnh hưởng, sau đó sử dụng thuật toán để giảm phạm vi ảnh hưởng của bạn và khiến bạn tiêu nhiều tiền hơn. Chúng là những cỗ máy khai thác tiền cực kỳ tinh vi. Đây là lý do tại sao họ rất có lợi nhuận và rất thành công.
Nếu là một nhạc sĩ mint NFT và đưa nó vào Royal, thì có gì đảm bảo rằng nhạc sĩ sẽ bán được thứ gì đó ở đó không?
A16z là nhà đầu tư vào OpenSea, họ chỉ có khoảng 400.000 người dùng giao dịch nhưng họ đã đạt được doanh thu từ 3 tỷ đến 4 tỷ USD vào tháng trước. Nếu bạn nhìn vào các trang web như Sound.xyz, họ đang bán NFT với giá 10.000 USD mỗi lần bằng cách phát hành album của họ và họ chỉ bán 30 hoặc 40 NFT cùng một lúc.
A16z có một khoản đầu tư được gọi là Foundation và khuyến khích bạn xem Foundation.app. Đó là một trang web NF tập trung vào nghệ sĩ. Chris đã tự mua NFT của một vài nghệ sĩ.
Chris khá chắc chắn rằng doanh số NFT năm nay sẽ vượt quá các phần thưởng tổng hợp mà Web2 đã trao cho tất cả những người sáng tạo trong nhiều năm.
Meta (trước đó là Facebook) thực sự không tốt
Chris nghĩ rằng chúng ta sẽ sớm chứng minh rằng các nhạc sĩ có thể kiếm được nhiều tiền hơn thông qua những phương pháp này so với những gì họ có thể làm trên Spotify. Khi họ nhìn thấy điều này và thấy quy mô của nó, sẽ có một làn sóng dịch vụ trong Web2 ra đời. Họ có thể vẫn sử dụng các sản phẩm Web2 để quảng bá, nhưng theo Chris sẽ có những thay đổi lớn trong việc kiếm tiền.
Tại sao cần công nghệ này để mua bản sao của các bài hát?
Nếu bạn mua một bức tranh, nhưng bạn không mua bản quyền của nó, giống như một số dịch vụ kỹ thuật bạn đang sử dụng, tổ chức dịch vụ có thể lấy nó đi tùy ý, và điều khoản dịch vụ cũng được ghi rõ ràng. Ngay cả khi bạn mua các vật phẩm trong trò chơi điện tử, trò chơi điện tử sẽ biến mất sau một vài năm.
Để chuyển giao bản quyền, cần một văn bản có chữ ký
Điều này là hoàn toàn đúng. Nhóm của Chris đã thực hiện rất nhiều công việc pháp lý về điều này nhưng có một số công việc được thực hiện về bản quyền. Một trong những mục mà nhóm đang thảo luận là cải thiện chia sẻ kiến thức, chẳng hạn như phân biệt nhiều hợp đồng và đưa ra các tiêu chuẩn.
NFT sẽ thành công và mang lại nhiều lợi nhuận hơn các dịch vụ âm nhạc kết nối trực tiếp mọi người với nghệ sĩ?
Có hai điều liên quan đến NFT. Đầu tiên về mặt kiến trúc, nó rất khác so với các đối tượng khác trên internet, vì hầu hết các đối tượng đều do ứng dụng điều khiển còn NFT do người dùng kiểm soát.
Ngoài ra, văn hóa NFT rất phổ biến trong thế giới ngoại tuyến. Thay vì chỉ nói rằng bạn là người hâm mộ đầu tiên của một nhạc sĩ, giờ đây bạn có thể chứng minh mình là người hâm mộ đầu tiên bằng cách mua NFT của họ. Những dấu hiệu ban đầu cho thấy mọi người đánh giá cao những thứ này, giống như cách họ đánh giá những thứ trong thế giới ngoại tuyến truyền tải địa vị hoặc sở thích.
Đối với Chris, có hai khía cạnh làm cho NFT khác biệt. Một, bạn thực sự sở hữu nó về mặt kiến trúc giống như bạn sở hữu một tên miền. Nếu bạn không thích cách ai đó đối xử với NFT của bạn, bạn có thể chuyển nó đi. Nhưng điều đó không đúng trên trang web ngày nay vì mọi thứ đều được chứa trong một ứng dụng hoặc trang web. Thứ hai, nó cho phép bạn có những tín hiệu mà mọi người có thể nhìn thấy về bạn, chẳng hạn như sở thích và trạng thái, v.v.
Việc đặt cược tiền vào ý thức cộng đồng hoặc văn hóa hiện tại
Chris xem internet ngày nay như hàng triệu cộng đồng con và NFT là một cách để các cộng đồng con sở hữu các tác phẩm văn hóa và tạo ra các nền kinh tế nhỏ trong đó.
Cộng đồng âm nhạc là một ví dụ thú vị, nơi các nhạc sĩ không còn chỉ bán hàng thông qua phát trực tuyến và các thuật toán, mà có một cách mới để bán sản phẩm và kết nối người hâm mộ với chính họ.
Một thứ gì đó giống như OpenSea đang trở thành một thị trường thống trị
Sự khác biệt chính là người dùng có thể chuyển đổi. Nếu bạn đang lưu trữ bằng Rackspace hoặc sử dụng email và chúng bắt đầu hoạt động sai và tính phí quá nhiều, bạn có thể chuyển. Đó là một sự khác biệt lớn so với Twitter. Bạn không hài lòng với Twitter nhưng bạn không thể chuyển đổi vì bạn đã xây dựng lượng khán giả nhất định trên đó.
Câu hỏi đặt ra là các hiệu ứng mạng được tạo ra bởi công ty hay prorocol. Trong Web1, chúng thuộc sở hữu của protocol, trong Web2 chúng thuộc sở hữu của công ty và trong Web3, chúng đang được đưa trở lại protocol.
Tín hiệu tích cực trong web 3
Một trong những điều thực sự đáng khích lệ là cho đến gần đây, Web3 vẫn nhận được quan tâm cũng như những khoản đầu tư lớn.
Thường có khoảng một năm để mọi người tìm ra những việc cần làm và sau đó là hai hoặc ba năm phát triển để có những sản phẩm như Snapchat, Uber và Instagram.
Hầu hết các ứng dụng phổ biến trên thiết bị di động ngày nay, ngoài TikTok, đều được xây dựng trong giai đoạn hoàng kim này từ năm 2009 đến năm 2011.
Vì vậy, so với các VC, điều thực sự cần thiết là một dòng doanh nhân mới và trong không gian Web3, mức độ gia nhập của các doanh nhân đang tăng lên đáng kể, có lẽ họ thực sự có thể cho mọi người thấy tiềm năng của công nghệ này và thay đổi ý tưởng tâm trí của mọi người.
Liệu các token được phát hành bởi một số dự án Web3 có tương đương với chứng khoán/cổ phiếu không?
A16z có một nhóm pháp lý gồm 6 người và đã suy nghĩ rất nhiều về chủ đề này và hướng dẫn các công ty mà a16z đầu tư vào đảm bảo rằng họ xây dựng những điều này theo đúng cách, sao cho chúng thực sự là các mạng phi tập trung. A16z nghĩ rằng luật chứng khoán và Web3 tương đồng với nhau về triết lý, cả hai đều muốn có một mạng lưới phi tập trung cao.
Lý tưởng nhất là mọi người đều bỏ phiếu 100% để đạt được sự đồng thuận bằng cách nắm giữ các token.
Bình luận