Vàng Việt Nam | Giá Vàng Việt Nam, tin tức thị trường vàng và phân tích xu hướng giá vàng | Vàng SJC | VANGVIETNAM.com

Blockchain 2022: Các xu hướng công nghệ

Năm 2021 là một năm ngoạn mục đối với blockchain. Thị trường tiền điện tử đã vượt ngưỡng 3 nghìn tỷ đô la giá trị. NFT ngày càng trở nên phổ biến, với khối lượng giao dịch hơn 23 tỷ đô la. Quỹ ETF bitcoin dựa trên hợp đồng tương lai đầu tiên của Hoa Kỳ đã ra mắt. El Salvador đã chấp nhận bitcoin như một đồng tiền pháp định. Ethereum đã thực hiện một sự thay đổi đối với cách thu phí gas. Nhiều chain mới đã được giới thiệu, kết quả là tổng giá trị bị khóa (TVL) trên DeFi đã tăng gấp bảy lần so với cùng kỳ năm ngoái, vượt hơn 200 tỷ đô la. Số lượng người dùng ví blockchain đã tăng lên 70 triệu.

Gần đây, chúng ta đang chứng kiến việc các loại tiền crypto được sử dụng như một phương tiện nhằm chống lại các quy định về gửi tiền xuyên biên giới nhằm hỗ trợ các mục đích mà mọi người tin tưởng. Với sự bùng nổ của chiến tranh ở Ukraine, mặc dù thị trường tiền điện tử ban đầu có sự sụt giảm nghiêm trọng nhưng giờ đây nó đã phục hồi về mức trước chiến tranh và khoản quyên góp tiền điện tử trị giá khoảng 30 triệu đô la đã được quyên góp cho quân đội Ukraine kể từ khi chiến tranh bắt đầu. Liên quan đến cuộc biểu tình của người lái xe tải ở Canada, sau khi bị chặn bởi các tổ chức tài trợ truyền thống như GoFundMe, những người biểu tình đã nhận được khoảng 900.000 đô la quyên góp bằng tiền điện tử. Chúng ta sẽ tiếp tục chứng kiến những viễn cảnh nơi mà mọi người có thể nhen nhóm các ý định bằng cách sử dụng các loại tiền crypto mà sẽ không thực thi được nếu sử dụng cơ sở hạ tầng tài chính truyền thống.


Hình 1: Các khoản quyên góp các loại tiền điện tử khác nhau cho Ukraine kể từ ngày 27/2/2022

Sự gia tăng lớn trong việc đón nhận của thị trường đã mở đường cho sự phát triển trong tất cả các khía cạnh của hệ sinh thái blockchain như cải tiến cơ sở hạ tầng blockchain, các ứng dụng được xây dựng trên công nghệ blockchain, áp dụng nhiều ngôn ngữ lập trình chính thống và thân thiện với nhà phát triển, và tăng cường chú trọng vào quy định và áp dụng thể chế. Báo cáo này sẽ phân tích các xu hướng blockchain chính cần tìm vào năm 2022.

Những cải tiến trong không gian blockchain

Vào năm 2022, chúng tôi hy vọng sẽ thấy được những phát triển hơn nữa trong không gian với sự ra đời của các blockchain Layer 1 (L1) mới và những cải tiến trong giao thức đồng thuận, chi phí giao dịch, thời gian giao dịch và token. Chúng tôi cũng mong đợi những tiến bộ trong các giải pháp Layer 2 (L2) mà có thể cải thiện hơn nữa khả năng mở rộng của các giải pháp L1 hiện có và tập trung nhiều hơn vào việc phát triển các giải pháp về cầu nối (bridge) mà sẽ cho phép người dùng chuyển tiền từ chain này sang chain khác dễ dàng hơn, và vì thế sẽ tạo nên một sự dịch chuyển tiến hướng đến một tương lai đa chain (multichain). Chúng tôi tin rằng tập trung vào khả năng mở rộng, tức là nhiều giao dịch hơn với tốc độ nhanh hơn sẽ giúp xác định người chiến thắng trong cuộc đua giữa rất nhiều giải pháp L1 và L2.

1. Multichain Interoperability - Sự trỗi dậy của các giải pháp Khả năng tương tác Đa chuỗi

Chúng tôi đã thấy sự xuất hiện của rất nhiều chain L1 và giải pháp L2 vào năm 2021 và nhu cầu về thanh khoản liên chain đã trở thành một "nút thắt" rõ ràng cản trở quá trình tiếp nhận của thị trường, nhưng điều này cũng mang lại cơ hội phát triển quan trọng.

Từ năm 2017-2021, một số giải pháp L1 và L2 đã được tung ra nhằm mục đích cải thiện tốc độ giao dịch và giảm chi phí, điểm qua một vài chain mới mà phổ biến nhất như Polygon, Avalanche, Optimism, Terra và Solana. Bằng cách tận dụng chức năng hợp đồng thông minh, các chain này đã thu hút được các nhà phát triển xây dựng nhiều hơn các ứng dụng, trò chơi tài chính mã nguồn mở và v.v. trên chúng.


Hình 2. Tổng quan về Tổng giá trị đã khóa (TVL) và các ứng dụng lớn nhất được xây dựng dựa trên một số blockchain mới (Snapshot 31.12.2021)

Để tận dụng hết các tính năng độc đáo từ các chain khác nhau, chẳng hạn như chi phí giao dịch và thời gian chờ đợi, và để tối đa hóa lợi tức đầu tư của một chain, khả năng chuyển tiền từ chain này sang chain khác là điều quan trọng tối thượng.

Chúng tôi nhận thấy xu hướng mà các các đơn vị tổng hợp thanh khoản cho các sàn DEX (DEX aggregator), chẳng hạn như Paraswap, mà cho phép người dùng nhận được mức giá giao dịch tốt nhất bằng cách hoán đổi giữa nhiều DEX, đang bắt đầu tích hợp các cầu nối (bridge) để cho phép người dùng không chỉ hoán đổi các token tồn tại trên cùng một chain mà còn cho phép người dùng hoán đổi token xuyên các chain. Đối với các ứng dụng chưa được triển khai trên nhiều chain, có các giải pháp liên chain như Symbiosis Finance, Multichain hoặc Atlasdex giải quyết những vấn đề này. Multichain, một trong những giao thức truyền token xuyên chain, đã thu hút được hơn 7,7 tỷ đô la trong TVL trên một số chain nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch xuyên chuỗi và native swap.

Các ứng dụng DeFi phổ biến như Aave, Curve, Uniswap, v.v. , mà ban đầu chỉ được triển khai trên blockchain Ethereum, đã đi đón nhận multichain. Điều này sẽ dẫn đến việc người dùng không phải xử lý thanh khoản qua các blockchain khác khi muốn tiếp cận với một ứng dụng cụ thể.

2. Cải thiện trải nghiệm người dùng DEX và hiệu quả phân bổ vốn

Năm nay, chúng ta có thể sẽ thấy trải nghiệm người dùng của Sàn giao dịch phi tập trung (DEX) được cải thiện cả về tính dễ sử dụng và hiệu quả về sử dụng vốn.

Về cơ bản, các DEX (các sàn giao dịch nơi bạn có thể hoán đổi một token này cho một token khác) sẽ ngày càng trở nên phức tạp hơn nhiều. Uniswap đã áp dụng mô hình thuật toán định giá đơn giản là x*y=k. Trong đó x và y là số lượng tương ứng của hai token trong pool thanh khoản. Mặc dù điều này là trực quan để hiểu, nhưng nó có tác động giá tương đối cao lên các giao dịch của các tài sản tương tự, điều này sẽ dẫn đến thua lỗ.

Nhiều DEX mới đã sửa đổi sang mô hình thuật toán/đường cong (algorithm/curve), phức tạp hơn nhưng hiệu quả hơn. Điểm qua một số ví dụ đáng chú ý:

Curve Finance v1:

Impossible Finance:

Solidly:

Các thuật toán này tìm cách giảm tác động về giá lên các giao dịch, tức là sự biến động về giá trị tương đối của token x đối với token y khi người dùng đang hoán đổi một token này cho một token khác. Các thuật toán chuyển đổi mới này cho phép giá duy trì ổn định hơn (xấp xỉ 1) đối với các giao dịch tương đối nhỏ, đảm bảo tác động đến giá thấp và cũng cho phép tạo ra các pool thanh khoản nhỏ hơn.

Nhiều DEX đang áp dụng các tính năng của mô hình order-book. Uniswap v3 đã chuyển AMM cổ điển sang một mô hình gần giống với order-book (các nhà cung cấp thanh khoản lúc này có thể hạn chế cung thanh khoản của họ tại một số khoảng giá nhất định. Điều này được gọi là thanh khoản tập trung).

dYdX là một DEX mới theo mô hình order-book. dYdX đang nhanh chóng gia tăng lượng TVL ($1,1 tỷ đô la vào tháng 11 năm 2021) và đã đạt được khối lượng giao dịch tương tự so với Uniswap (khối lượng giao dịch hàng ngày của Uniswap đạt khoảng $1,3 tỷ đô la, trong khi dYdX khoảng $950 triệu đô la). Tuy nhiên, doanh thu của Uniswap vẫn duy trì mức cao hơn đáng kể, cụ thể Uniswap đạt mức doanh thu ATH ngày là $17,7 triệu đô la, trong khi doanh thu ATH ngày của dYdX là $6,8 triệu đô la. Sushiswap cũng đã đặt mục tiêu ra mắt một sản phẩm tương tự như vậy trong tương lai và chúng ta có thể sẽ thấy nhiều hơn các người chơi đi theo mô hình này.


Hình 3. Biểu đồ doanh thu hàng ngày của Uniswap & dYdX được lấy vào ngày 3/3/2022
(Nguồn: Token Terminal)

Một số cải tiến khác cũng đang diễn ra trong không gian DEX nhằm mục đích cải thiện trải nghiệm người dùng, chẳng hạn như triển khai thanh khoản single-sided, bảo hiểm tổn thất vĩnh viễn (impermanent loss), phân lô và thực hiện giao dịch, lệnh giới hạn (limit order), giao dịch đòn bẩy và áp dụng các giải pháp layer 2.

3. Gia tăng mức độ tiếp nhận DeFi trên Layer 2

Như đã được đề cập trong Hình 1, nhiều khoản tiền đã được triển khai cho các sản phẩm DeFi khác nhau trên một số chain cũng như các ứng dụng tương ứng của chúng (dApps). Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2021, đã có hơn $241 tỷ giá trị tài sản trên các dApp khác nhau. Các giao thức vay và cho vay (borrowing và lending), chẳng hạn như MakerDAO, Aave, Curve và Anchor Protocol đang dẫn đầu, chiếm gần 25% tổng giá trị bị khóa (TVL). Các sàn giao dịch phi tập trung, chẳng hạn như Uniswap, PancakeSwap, Spookyswap, Serum cũng đã đánh dấu mức tổng đáng kinh ngạc $13 tỷ đô la trong TVL tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2021.

Ngoài sự tăng trưởng về TVL trên các blockchains layer 1, TVL trên các giải pháp layer 2 cũng đã có sự gia tăng đáng kể bắt đầu từ nửa đầu năm 2021, dẫn đầu là Polygon đã tăng nhanh chóng từ $100 triệu đô la trong TVL lên mốc đỉnh điểm nhất là $8 tỷ đô la, chủ yếu được thúc đẩy bởi phần thưởng khai thác thanh khoản. Arbitrum, Optimism và nhiều dự án nữa của L2 được ra mắt vào nửa cuối năm 2021 và có thể thu hút được rất nhiều sự chú ý từ nhiều người chơi DeFi và cả cộng đồng các nhà phát triển.


Hình 4. Tổng quan về các blockchain khác nhau, TVL và vốn hóa thị trường tương ứng của chúng

Với việc ngày càng có nhiều người tham gia vào thế giới tài sản kỹ thuật số và sự phát triển của các ứng dụng mới, không gian DeFi ngày càng trở nên đông đúc hơn, dẫn đến chi phí giao dịch cao hơn và tốc độ giao dịch thấp hơn. Khi các blockchain dần có nhiều người tham gia hơn, những vấn đề này sẽ tiếp tục trở nên tồi tệ hơn, kéo theo các chain L1 chủ đạo cũng nhanh chóng bị bão hòa. Do đó, gas price sẽ tăng lên trên hầu hết các L1.


Hình 5. Phí gas Ethereum tính theo gwei trong một năm qua, được truy vấn vào ngày 3/3/2022

Sự biến động cao về phí gas và độ trễ dẫn đến tình trạng trượt giá (chênh lệch về kết quả dự kiến ​​tại thời điểm thực hiện giao dịch và kết quả thực tế khi giao dịch hoàn tất) trong các giao dịch và có thể trở thành một vấn đề muôn thuở đối với Ethereum, do đó, nhiều người đang chuyển các giao dịch tài sản có khối lượng lớn sang các layer khác nhau.

Không gian thị trường dường như đang phát triển một cách rất mạnh mẽ trước bối cảnh sự ra đời của các giải pháp L2 (và sidechains) được xem là giải pháp mở rộng quy mô mà gói các giao dịch lại, tăng tốc độ giao dịch và tiết kiệm phí gas. Vào năm 2022, chúng tôi hy vọng sẽ có nhiều ứng dụng DeFi tiếp nhận các giải pháp L2. Sự gia tăng TVL của các giải pháp L2 như Arbitrum, Optimism và Boba là những dấu hiệu tuyệt vời cho thấy cộng đồng đã và đang đón nhận các rollup.

Với lời hứa về giao dịch nhanh hơn và phí thấp hơn cộng với các cải tiến như Optimism V2 (và sau đó là Boba V2) giúp đơn giản hóa quá trình triển khai hợp đồng thông minh L1 trên các giải pháp L2, có thể đảm bảo khi giả định rằng nhiều giao thức DeFi cũng sẽ tạo ra bước nhảy vọt kể cả nếu họ vẫn chưa thực hiện xong. Không bao lâu nữa, tất cả các token chủ chốt sẽ có cả phiên bản L2 và bản sao chép (clone) của chúng, và việc kết nối (bridging) sẽ đảm bảo rằng chúng có thể di chuyển qua lại giữa hai hay nhiều lớp một cách hiệu quả.

Ngoài những sự phát triển chính trong cơ sở hạ tầng blockchain, còn có một số ứng dụng blockchain mới và hiện có đã chứng kiến ​​sự bùng nổ lớn vào năm 2021 và sẽ tiếp tục phát triển vào năm 2022. Các ứng dụng này sẽ được trình bày chi tiết hơn phía bên dưới.

4. ‘NFT-Fi’ sẽ định nghĩa năm 2022

Hơn $23 tỷ khối lượng giao dịch NFT đã được tạo ra trên một số nền tảng, trong đó dẫn đầu là OpenSea. Quý 3 năm 2021 là một mốc thời điểm nổi bật với khối lượng giao dịch hơn $10 tỷ đô la, chiếm gần một nửa tổng khối lượng giao dịch NFT vào năm 2021.

Các công nghệ NFT cho vay/đi vay/thế chấp sẽ thống trị không gian này và sẽ cạnh tranh với các marketplace về swap token. Cột mốc năm 2021 đã đưa NFT ra mắt đến công chúng. Bất kể là chuyên nghiệp hay lừa đảo, kể từ thời điểm đó, NFT đã có tác động lớn đến thế giới nghệ thuật và nhận được sự chấp nhận rộng rãi. NFT có thể sẽ tiếp tục duy trì quỹ đạo này vào năm 2022. Các công ty như Swap.Kiwi cho phép bạn trực tiếp trao đổi NFT với các bên khác trong các tài khoản ký quỹ, NFT cũng cho phép mã hóa không chỉ tài sản mà còn cả vị thế. Ví dụ: các tổ chức lớn có thể tạo token cho các vị thế hiện có của họ trong các pool thanh khoản và swap chúng mà không cần phải rời khỏi vị thế của mình để giao dịch các tài sản đó. Hơn nữa, các công ty như Taker Protocol đang cho phép người dùng sử dụng NFT làm tài sản thế chấp để vay tiền, cho phép chủ sở hữu NFT nhận được thanh khoản cho các tài sản có giá trị cao của họ.

Vào năm 2021, 75% khối lượng giao dịch NFT là trên Ethereum. Vào năm 2022, khối lượng giao dịch NFT có khả năng chuyển sang các chuỗi L1 & L2 khác, bao gồm Ronin, Flow, Immutable và Solana. Các giải pháp đa chain mà cho phép chuyển NFT từ chuỗi này sang chuỗi khác sẽ định nghĩa lại cuộc chơi. Kể từ khi ra mắt Solana và các marketplace NFT của nó vào nửa cuối năm 2021, các marketplace NFT của Solana về tổng thể đã đạt được tổng khối lượng giao dịch hơn $1,3 tỷ đô la, trong đó SolanArt dẫn đầu. Tương tự, Polygon đã đạt được tổng khối lượng giao dịch NFT là hơn $480 triệu đô la ($413 triệu đô la đến từ OpenSea) với phần lớn trong số này đến từ việc triển khai người dùng của OpenSea cho phép phát hành NFT thông qua nền tảng OpenSea trực tiếp trên Polygon (ban đầu OpenSea chỉ có trên Ethereum).

Việc sử dụng NFT vào trong gaming sẽ là một điểm chú ý. Khả năng giao dịch các vật phẩm trong game sẽ dẫn đến một số mô hình kinh doanh như phân tích on-chain nhằm làm nổi bật lên hiệu suất, độ hiếm và tiện ích của vật phẩm.

Một vài ví dụ đáng chú ý về NFT trong DeFi bao gồm:

  • Các vị thế của nhà cung cấp thanh khoản trong Uniswap V3 được thể hiện bằng các NFT vì chúng không còn thay thế được nữa.
  • Ubisoft Quartz, “Một sáng kiến ​​NFT cho phép mọi người mua các mặt hàng kỹ thuật số, mà có tính khan hiếm nhân tạo, bằng cách sử dụng tiền điện tử”.
  • UC Berkeley đấu giá các NFT công bố bằng sáng chế cho hai phát minh đoạt giải Nobel: Chỉnh sửa gen CRISPR-Cas9 và Liệu pháp miễn dịch ung thư.
  • NFT giống như vé để tham gia các sự kiện và các hội nhóm độc quyền.
  • Nghệ sĩ bán bản quyền phát nhạc trực tuyến cho người hâm mộ, cho phép người hâm mộ và cho phép người hâm mộ dành một phần từ bản quyền phát trực tuyến.

5. Tăng cường tập trung vào Bảo mật

Năm 2021 đánh dấu một mức cao nhất mọi thời đại (ATH) khác về tổng lượng vốn bị đánh cắp bởi những kẻ lừa đảo tiền điện tử. Đáng kinh ngạc là $14 tỷ đô la đã bị đánh cắp, trong đó có $2,2 tỷ đô la bị đánh cắp từ các nền tảng DeFi. Con số đáng báo động và có thể ngăn cản các tổ chức khỏi việc tương tác với các giao thức on-chain.

Cả marketplace tập trung như Crypto.com và các giao thức như Wormhole đều là mục tiêu mới nhất của tin tặc. Trong trường hợp của Crypto.com, công ty tiết lộ rằng vào ngày 17 tháng 1 năm 2022, khoảng $30 triệu đô la bitcoin và ethereum đã bị đánh cắp và khoảng 500 người dùng đã bị xâm phạm tài khoản cá nhân. Wormhole protocol, một cầu nối cho phép người dùng chuyển giao tài sản qua lại giữa ethereum và solana đã bị tấn công vào ngày 2 tháng 2 năm 2022 và mất khoảng $320 triệu đô la. Các cuộc tấn công này cho thấy vẫn còn nhiều việc cần phải làm để đảm bảo các nền tảng tài sản kỹ thuật số phát triển hơn nhằm kích thích việc tiếp nhận trên diện rộng.

Do tính chất mã nguồn mở của các dự án tiền điện tử, hacker "mũ trắng" sẽ đóng một vai trò quan trọng trong bảo mật hệ sinh thái (White Hat Hacker thường là một hacker có đạo đức với nghề nghiệp của họ, những người này thường sử dụng các kỹ năng của họ để bảo vệ người khác khỏi các cuộc tấn công mạng). Tại ETHDenver 2022, hacker mũ trắng Jay Freeman, người đã phát hiện ra một lỗi nghiêm trọng trong mã code Optimism giải pháp L2, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của bug-bounty (tiền thưởng cho việc sửa lỗi) nhằm khuyến khích các hacker mũ trắng và vô hiệu hóa các hacker độc hại, do đó cải thiện tính bảo mật tổng thể của hệ thống. Các hacker mũ trắng đã tích cực tham gia vào việc tìm kiếm các lỗ hổng và liên hệ công khai với các nhóm hoặc hack nền tảng và trả lại tiền. Đã có một vụ đáng chú ý là vụ hack $600 triệu đô la của Poly Network vào tháng 8 năm 2021. Hacker mũ trắng đã trả lại tiền cho nhóm. Nạn nhân của vụ hack này sau đó đã liên hệ với hacker và đề nghị cho anh ta một công việc.

Khi tiền điện tử nhận được sự chấp nhận, không thể tránh khỏi những kẻ xấu sẽ cố gắng lừa đảo người khác. Ví dụ: một số holder BAYC đã bị lừa bán BAYC của họ với giá rẻ bằng cách thức sử dụng các lệnh bán cũ đã được đặt trước đây khi giá BAYC thấp hơn nhiều. Để chống lại điều này, cần gia tăng sự chú ý vào nhận thức và giáo dục người dùng xung quanh  các vấn đề an ninh mạng và bảo mật vận hành liên quan đến blockchain.

Với việc triển khai nhiều tiền hơn cho các giao thức DeFi, cần phải chú ý nhiều hơn đến việc kiểm tra bảo mật. Khi có nhiều đổi mới hơn xảy ra xung quanh DeFi, chúng sẽ dẫn đến nhiều lỗ hổng được chú ý hơn, từ đó dẫn đến các đổi mới trong bảo mật. Khi các yêu cầu về quy định ngày càng tăng, điều này sẽ dẫn đến việc tập trung nhiều hơn vào bảo mật on-chain. Do đó, chúng ta có thể sẽ thấy sự tập trung nhiều hơn vào các biện pháp an ninh.

6. Phát triển các giao thức DeFi & Staking mới

DeFi

Vào năm 2021, các nhà tạo lập thị trường của Uniswap V3 đã kiếm được $200 triệu đô la phí và chịu khoản tổn thất vô thường (IL) là $260 triệu đô la - khoản lỗ ròng $60 triệu đô la hoặc 30% số phí kiếm được. Năm 2022 tất cả sẽ là về việc tìm kiếm giải pháp cho tổn thất vô thường vô cùng nặng nề (khoản lỗ gây ra do tính chất dễ biến động của các token). Quản lý các vị thế LP trong Univ3 là một việc phức tạp hơn nhiều so với UniV2 và chúng ta sẽ chứng kiến các thuật toán mà điều chỉnh khoảng phạm vi thanh khoản theo nhiều điểm dữ liệu on-chain và off-chain. Tại đây, cũng nêu bật sự cần thiết của các giao thức lập chỉ số chính xác. Các giao thức như Chainlink cũng sẽ được sử dụng nhiều hơn và trở nên cạnh tranh hơn. Các giải pháp khác sẽ được xây dựng để giảm thiểu tổn thất vô thường (IL).

Mặc dù có rất nhiều sự chú ý về NFT và Metaverse vào năm 2021. Vào năm 2022, sẽ có một sự quan tâm mới đối với các giao thức mới trong không gian DeFi. Các ứng dụng tài chính truyền thống hơn như hợp đồng hoán đổi lãi suất, hợp đồng tương lai, quỹ đầu cơ và bảo hiểm sẽ ra mắt trên blockchain. Các giao thức hoàn toàn mới cũng sẽ xuất hiện.

Nhiều dự án mới sẽ lấy cảm hứng từ tokenomics của Curve và cách nó đã giúp cho sự phát triển của các giao thức như Convex và Votium. Tokenomics của Curve cho phép người dùng bỏ phiếu xem pool nào nhận được phần thưởng CRV (lãi suất). Điều này có nghĩa là nếu một người nắm giữ nhiều token CRV, họ có thể kiếm được nhiều CRV thông qua các pool khuyến khích hoặc bằng cách nhận hối lộ từ những người khác để pool được khuyến khích.

Dựa trên xu hướng sử dụng hiện tại, Ethereum Mainnet sẽ trở nên đắt đỏ đến mức không thể chi trả nổi đối với nhiều người dùng hơn nữa, tạo ra rào cản gia nhập thậm chí cao hơn đối với việc sử dụng mainnet và L2 thì thuận lợi hơn cho những người tham gia on-chain lần đầu tiên. Cuối cùng, chỉ những cá voi và những người chơi chuyên nghiệp mới có thể sử dụng mạng chính của Ethereum. Ngay cả các giao thức DeFi mới cũng phù hợp hơn cho việc sử dụng chuyên nghiệp. Ví dụ, thanh khoản tập trung thực sự tốt cho các nhà tạo lập thị trường nhưng không quá tốt cho các nhà giao dịch bán lẻ có lợi nhuận giảm đáng kể do phí giao dịch bổ sung.

Staking

Các giao thức staking thanh khoản mới sẽ ra mắt cho phép mọi người stake các token qua các blockchain và dự án khác nhau và sau đó sử dụng các sản phẩm phái sinh của các token được stake đó (được gọi là liquid staked token) để tham gia vào DeFi. Các liquid staked token này sẽ được hỗ trợ bởi các token hiện đang được stake và bị khóa.

Ví dụ: trường hợp hợp nhất ETH sẽ cho phép Proof-of-Staking (PoS) vai trò như một phương pháp để xác minh các giao dịch trên Ethereum, thay vì giữ và sử dụng ETH mà không kiếm được lãi suất, mọi người sẽ bắt đầu sử dụng ETH được stake thanh khoản như stETH từ Lido, nó cho phép họ tiếp tục kiếm lãi từ ETH được stake của họ. Hiện tại đang ở khoảng 4,4% APR.

7. Sự hồi sinh của DAO

Các tổ chức tự trị phi tập trung (DAO) tương tự như các tổ chức truyền thống ngoại trừ các quy tắc quản lý tổ chức được viết ra và thực thi bởi một hợp đồng thông minh và tất cả các giao dịch của DAO được hiển thị công khai cho bất kỳ ai trên blockchain. Các DAO đã đạt được sức hút lớn và sự rầm rộ trong việc huy động vốn để mua gom các hàng hóa với giá trị cao, chẳng hạn như Câu lạc bộ bóng đá và chơi gôn, hoặc thậm chí là một trong 13 bản sao gốc của Hiến pháp Hoa Kỳ.

Vào năm 2022, DAO sẽ chứng minh rằng nhiều mô hình kinh doanh hơn có thể được xây dựng chung, chẳng hạn như TreasureDAO. Đây là một marketplace NFT thành công trên Arbitrum, tập trung vào chia sẻ doanh thu bình đẳng và quyền sở hữu cộng đồng. Trong năm mới này, việc quản lý quỹ kho bạc (treasury) của DAO sẽ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết với việc BitDAO, hiện có nguồn quỹ kho bạc thanh khoản trên 2,5 tỷ đô la; mọi ánh mắt đnag đổ dồn tập trung vào cách thức mà nó được phân phối. BitDAO đã trở thành một Master DAO, phân phối và xây dựng cộng đồng, mua cổ phần thiểu số hoặc đa số của các DAO khác nhau trên khắp thế giới. Một ví dụ của loại hình này là BitDAO hợp tác với các trường đại học danh tiếng nhất thế giới thành lập eduDAO với mục đích thúc đẩy nghiên cứu, tài trợ cho dự án và phát triển các sản phẩm mới. Việc sử dụng các DAO để hỗ trợ các hoạt động chính trị - xã hội toàn cầu sẽ tiếp tục trở nên phổ biến hơn, chúng tôi đã thấy một số lượng lớn các khoản quyên góp do UkraineDAO quyên góp nhằm hỗ trợ Ukraine và Assange DAO, một DAO nhằm quyên góp tiền để trợ giúp các khoản phí pháp lý của Julian Assange, người đã huy động được hơn 7,5 triệu đô la.

Chúng ta cũng sẽ chứng kiến nhiều công ty công nghệ "xoay trục" thành các tổ chức phi tập trung - không chỉ là các tổ chức nhỏ mà cuối cùng là các tập đoàn lớn hơn. Trong quá khứ, một sự chuyển mình thành công đã được thấy ​​trong các công ty như Shapeshift khi chuyển từ một thực thể tập trung sang một cách tiếp cận phi tập trung, cụ thể là mã hóa vốn chủ sở hữu của các cổ đông trước đó và airdrop cho hơn 1 triệu người dùng Shapeshift, đợt airdrop lớn nhất trong lịch sử tiền điện tử.

Các DAO đã mang đến cho các giao thức và nền tảng cơ hội để nhanh chóng huy động vốn và TVL của họ trong khi cũng bao gồm luôn một cộng đồng đang phát triển có nhiệm vụ đưa ra quyết định. Điều này có thể dẫn đến sự nổi lên lại của ICO (Initial Coin Offerings - Phát hành tiền mã hóa lần đầu tiên) cho các giao thức mới và hiện có. Một số ví dụ với các L2 như Boba, và DEX như Sushiswap và Uniswap, và sự ra đời của các token BOBA, SUSHI, UNI.

Mặc dù các DAO, mà cho phép mọi người tạo pool và đầu tư tiền của họ vào, đang trở nên phổ biến nhưng chúng không phải là thứ mới. ‘The DAO’ là một trong những DAO đầu tiên cho phép người dùng gộp vốn của họ, nó được ra mắt vào năm 2016 và đã huy động được hơn 150 triệu đô la từ khoảng 11.000 nhà đầu tư, tuy nhiên do một lỗi trong hợp đồng thông minh, khoản vốn quỹ đã bị đánh cắp. Sự kiện này đã dẫn đến đợt hard fork của Ethereum vào năm 2017.

Một vấn đề chung với các DAO là quy mô cộng đồng và do đó cũng chính là mức độ giao tiếp và tính minh bạch. Cộng đồng lớn có thể dẫn đến quy trình chậm và quản lý nhiệm vụ kém. Các công cụ dịch vụ xung quanh việc quản lý các DAO sẽ ngày càng trở nên quan trọng hơn và là yếu tố chính trong việc ngăn chặn việc quản lý vốn kém của cộng đồng DAO.

8. Đầu tư lớn vào trò chơi phi tập trung / Nền kinh tế chơi để kiếm tiền và Metaverse

Năm 2021 lĩnh vực game đã nổi lên với ba chủ đề lớn; Play to earn (P2E), Guild (các nhóm game thủ có tổ chức) và Hiệu chỉnh (tăng) của Axies. Blockchains dành cho game, chẳng hạn như Flow, đã xuất hiện được một thời gian. Tuy nhiên, đã có những sự phát triển gần đây như Axie Infinity tạo ra chuỗi hệ sinh thái riêng cho tất cả các trò chơi mà sẽ được phát hành trong tương lai.

Các nhà phát triển chọn cách phát triển các game P2E trên các blockchain mà cung cấp cho người chơi của họ chi phí giao dịch thấp, thực hiện và giải quyết nhanh chóng để có thể tiếp cận được lượng lớn khán giả với rào cản gia nhập thấp. Nhiều trò chơi vẫn đang được phát triển với Microsoft PlayFab. Hiện tại, chỉ một số yếu tố nhất định được triển khai trực tiếp on-chain như các token và NFT cho cơ chế P2E của họ. Sự phát triển như vậy được tạo điều kiện thuận lợi bởi các công ty cơ sở hạ tầng như Stardust mà đang thuê quản lý người dùng NFT từ bên ngoài. Vào năm 2022, chúng ta có thể sẽ thấy ngày càng nhiều trò chơi truyền thống như cờ vua và cờ vây chuyển sang P2E và được triển khai toàn bộ on-chain, bao gồm cả việc tính toán và đồ họa.

Vào năm 2022, chúng ta sẽ thấy nhiều trò chơi hơn được triển khai trực tiếp on-chain, với bộ lưu trữ vĩnh viễn và các NFT mà đại diện cho các cấp độ khác nhau có thể được giao dịch trên gaming marketplace. Các công ty như thương hiệu Animoca đang dẫn đầu trong lĩnh vực trò chơi dựa trên blockchain, họ hiện có 8 trò chơi dựa trên blockchain, bao gồm cả thế giới ảo, Sandbox, vốn là đã thu được các khoản đầu tư lớn từ Softbank và hợp tác với các thương hiệu như Adidas và Atari. Các thương hiệu của Animoca cũng đã hợp tác với các câu lạc bộ Formula 1 (CLB Công thức 1) và bóng đá như Bayern Munich và Manchester City cho các bộ sưu tập NFT. Chúng ta sẽ tiếp tục chứng kiến ​​sự gia tăng của các studio giải trí nguồn gốc blockchain lớn hoạt động trên các dự án game và NFT.

Hơn nữa, năm 2022 sẽ mang lại nhiều nhà phát triển trò chơi hơn tham gia vào trò chơi blockchain từ các công ty trò chơi truyền thống như EA, Activision Blizzard, v.v. Phải nói rằng, nhiều trò chơi P2E nêu bật những mốc thời gian đầy tham vọng và nhiều trò chơi đang được phát triển sẽ phải đánh đổi giữa thời gian đưa ra thị trường với chất lượng trò chơi.

Năm 2022 sẽ chỉ ra những blockchain nào phù hợp nhất để phát triển trò chơi. Flow đã cho thấy sự phù hợp để triển khai trò chơi, tuy nhiên các blockchain khác, chẳng hạn như Solana (vẫn có chi phí giao dịch thấp và thông lượng cao) có tính linh hoạt nhất.

Vì trò chơi dựa trên blockchain yêu cầu người chơi sở hữu các NFT có nguồn gốc từ trò chơi đó và sau đó cho phép người chơi kiếm được token khi họ chơi, nên điều đó cũng tạo ra tình huống mà tại đó một số người chơi sẽ không đủ khả năng chi trả cho khoản đầu tư ban đầu cần thiết để mua NFT của trò chơi. Điều này đã làm phát sinh các chương trình học bổng (scholarship program) nơi mà chủ sở hữu của các NFT cho người chơi vay NFT, được gọi là scholar (học giả). Những scholar này sau đó dành thời gian cho chơi game và kiếm phần thưởng. Sau đó, phần thưởng được chia cho các scholar và chủ sở hữu NFT của trò chơi. Điều này đã làm nảy sinh game guild. Yield Gaming Guild là một ví dụ đáng chú ý về điều này, được thành lập vào năm 2018, game guild này có 100.000 thành viên, 18.500 người có Huy hiệu Yield Guild, 32 người là quản lý học bổng và hơn 10.000 scholar Axie Infinity trên khắp Đông Nam Á, Ấn Độ, Mỹ Latinh, Brazil và Châu Âu.

Người quản lý game guild cần đảm bảo lượng thành viên ổn định để cho phép guild kiếm được nhiều token hơn. Tuy nhiên, việc quản lý guild đối với các NFT có mức tăng đột biến ngắn và giá trị giảm nhanh dẫn đến những khó khăn trong việc quản lý ngân quỹ chẳng hạn như cách phân bổ quỹ như thế nào cho phù hợp. Hệ thống quản lý phần mềm xoay quanh việc quản lý guild sẽ là một chủ đề thú vị cho năm 2022.

Việc phát triển các trò chơi không nhanh chóng làm mất sự quan tâm của người chơi vẫn chưa được khám phá trong game blockchain. Doanh thu hàng ngày của Axie Infinity đã tăng từ 10.000 đô la vào đầu tháng 3 năm 2021 lên doanh thu hàng ngày là 17,5 triệu đô la vào thời điểm đỉnh cao. Tuy nhiên, doanh thu kể từ đó đã giảm, cho thấy lợi ích thay đổi nhanh chóng như thế nào trong hệ sinh thái blockchain.

Sự tăng và giảm doanh thu nhanh chóng ở một mức độ nào đó có thể là do sự thay đổi sở thích và phát hành game mới trên blockchain. Chúng ta có thể sẽ thấy nhiều điều này hơn vào năm 2022 và do đó trọng tâm bây giờ chuyển sang việc cách sản xuất một trò chơi gốc blockchain với cơ chế chơi để kiếm tiền có thể thu hút sự quan tâm lâu dài của người chơi.

Hình 6. Doanh thu và vốn hóa thị trường của Axie Infinity được thực hiện vào ngày 3/3/2022
Nguồn: Token Terminal

Ngoài ra, nhiều vốn hơn sẽ được triển khai vào các dự án P2E, trong phạm vi mà các quỹ VC mới đang được tạo ra một cách đặc biệt tập trung vào trò chơi blockchain. (ví dụ: Spartan huy động 50 triệu đô la cho Quỹ Metaverse & Gaming của mình). Trong tin tức gần đây, FTX đã thông báo ra mắt quỹ trị giá 2 tỷ đô la, nơi Amy Wu sẽ dẫn đầu các khoản đầu tư cũng như M&A cho một phân khúc tập trung của FTX với trò chơi.

Dựa trên các khoản đầu tư lớn vào lĩnh vực game, năm 2021 cũng chứng kiến ​​sự tập trung ngày càng tăng vào việc tạo ra các thế giới ảo được gọi là Metaverse. Vào năm 2022, xu hướng này sẽ tiếp tục. Các sự kiện được phát trực tiếp trên Metaverse hoặc trên các nền tảng thương mại điện tử ảo sẽ cung cấp cho những người tham dự các vật phẩm từ sự kiện. Ví dụ vào năm 2022 bao gồm Toronto Fashion Show được tổ chức tại Decentraland. Nhiều bộ sưu tập NFT sẽ được phát hành trong Metaverse, chẳng hạn như Australian Open ra mắt bộ sưu tập NFT hoặc bộ sưu tập Dolce & Gabbana được phát hành trong Metaverse. Ở khía cạnh trải nghiệm ảo, chúng ta cũng sẽ thấy nhiều sự phát triển hơn về trải nghiệm trong lĩnh vực game, cá cược và dịch vụ ngân hàng. JP Morgan đã mở một phòng chờ ảo ở Decentraland, IMA Financial có kế hoạch bắt đầu bán bảo hiểm ở Decentraland. Ngân hàng Mecro của Thụy Điển đã thông báo rằng họ đang xem xét triển khai trải nghiệm dịch vụ ngân hàng trên Metaverse.

 9. Việc lưu trữ sẽ tiếp tục bị chi phối bởi những người chơi tập trung

Từ góc độ tài chính, lưu trữ dữ liệu ngày càng trở nên rẻ hơn trong vài thập kỷ qua và vẫn sẽ tiếp tục như vậy, đặc biệt là với lưu trữ phi tập trung. Hiện tại, hơn 80 zettabyte hiện đang được lưu trữ trên toàn thế giới, tương đương với khoảng 2,4 nghìn tỷ bộ phim 4K hoặc 4,8 nghìn tỷ trò chơi điện tử. Hãy giả dụ rằng Amazon có thể lưu trữ tất cả dữ liệu này và tính phí 0,0125 đô la/GB cho phần này mỗi tháng. Điều này có nghĩa là Amazon có thể kiếm được 100 tỷ đô la mỗi tháng chỉ bằng cách lưu trữ dữ liệu này. Đây là dữ liệu mà mọi người, tập đoàn, tổ chức, v.v. sở hữu. Việc lưu trữ vốn thuộc sở hữu của công ty big-tech và đóng góp vào phần lớn doanh thu của họ, đặc biệt đối với trường hợp của Amazon (14,5% tổng doanh thu của họ là từ doanh thu AWS). Lưu trữ phi tập trung sẽ tiếp tục làm giảm lợi nhuận của big-tech và cung cấp cho mọi người trên khắp thế giới tùy chọn để giành lại quyền kiểm soát dữ liệu của họ thông qua các giải pháp, chẳng hạn như Slik Photos.

Từ quan điểm bảo mật, lưu trữ phi tập trung cho phép một người lưu trữ dữ liệu không phải trên máy chủ trung tâm mà thông qua mạng phân tán gồm các node nơi các tệp của một người được lưu trữ trên nhiều thiết bị. Bộ nhớ chỉ khả dụng cho người tải lên và các bên tương ứng mà bộ nhớ được chia sẻ, tương tự như Google Drive.

Một số giao thức lưu trữ phi tập trung phổ biến là Arweave, Filecoin, Functionland. Đây là các giải pháp lưu trữ phi tập trung mã nguồn mở, do cộng đồng quản lý, cho phép người dùng lưu trữ các ứng dụng và tệp trên một chuỗi khối. Vẫn có những công ty mà không có token blockchain nhưng vẫn tận dụng các ứng dụng Web3, chẳng hạn như Filebase lưu trữ dữ liệu người dùng theo kiểu mã hóa, tương thích S3 trên nhiều mạng lưu trữ phi tập trung. Chúng tôi hy vọng sẽ thấy nhiều mô hình kinh doanh hơn được phát triển xung quanh lưu trữ (storage), lập chỉ mục (indexing) và nhận dạng (identity). Đây sẽ là những điều kiện tiên quyết cho bất kỳ dự án blockchain nào. Điều này sẽ giúp xác định một dự án Web3 với một dự án blockchain/tiền điện tử.


Hình 7. Tiến trình lịch sử số giao dịch trên giao thức Arweave, được thực hiện cho đến tháng 2/2022

10. Thúc đẩy các nhà phát triển blockchain

Sự dịch chuyển nhân tài của Web2 vào Web3 đạt mức cao nhất mọi thời đại vào năm 2021. Vào năm 2022, đó là việc giữ chân nhân tài cho các dự án và cung cấp cho các nhà phát triển những mục tiêu rõ ràng trong dài hạn và ngắn hạn để kiếm tiền.

Các nhà phát triển tài năng trong lĩnh vực blockchain đang nhảy từ dự án này sang dự án khác, dẫn đến một sự xáo trộn cao như được nêu rõ trong báo cáo dành cho nhà phát triển Electric Capital năm 2021, chỉ 25-30% những người đã đóng góp cho các dự án blockchain trong năm đầu tiên của họ là vẫn duy trì công việc dù là bán thời gian hoặc toàn thời gian sau năm thứ 3. Các blockchain như Solana, NEAR và Polkadot được viết bằng ngôn ngữ lập trình phổ biến Rust kết hợp với C++. Lập trình bằng Rust phổ biến hơn nhiều với các nhà phát triển so với lập trình bằng Solidity (ngôn ngữ mà Ethereum được viết). Lý do khiến Rust thu hút sự chú ý trong phát triển hợp đồng thông minh theo thời gian có thể là do nó là một ngôn ngữ cũ hơn có thể được sử dụng cho các ứng dụng khác ngoài blockchain và sự thúc đẩy cao mà các blockchain, chẳng hạn như Solana, đang tạo ra để thu hút các nhà phát triển vào hệ sinh thái. Kể từ khi ra mắt, Solana đã triển khai rất nhiều vốn vào việc hỗ trợ các dự án đang được xây dựng trên đó. Các nhà phát triển Solana và NEAR nằm trong số các blockchain có tốc độ tăng trưởng nhà phát triển mạnh nhất vào năm 2021, số nhà phát triển toàn thời gian đang tăng hơn 4 lần, nhưng họ chỉ nắm giữ một phần nhỏ trong tổng số nhà phát triển web3. Solana, NEAR và Polkadot có tổng cộng 2.700 nhà phát triển.

Sẽ có sự tập trung nhiều hơn vào việc làm thế nào để giữ chân nhân tài về lâu dài. Các khoảng cliff dài (cliff là thời hạn thử thách trước khi nhân viên được vest quyền mua) và lịch vesting (lịch trình mà quyền mua sẽ được trả cho nhân viên) có thể làm giảm sự xáo trộn của các nhà phát triển, tuy nhiên, việc ra mắt nhanh chóng các token và giảm giá token có thể dẫn đến việc gây xáo trộn hơn và sẽ có sự dịch chuyển sang các dự án mới. Điều này cũng sẽ càng gia tăng lên bởi các hoạt động hacking.

Với việc ngày càng nhiều người chấp nhận blockchain và nhận thức về các trường hợp sử dụng của nó, sẽ có một lượng lớn các nhà phát triển sẽ chuyển sang Web3. Chẳng bao lâu nữa, blockchain sẽ chuyển từ một từ thông dụng và một đề xuất bán hàng độc đáo thành một từ mà được gắn liền hoàn toàn trong sản phẩm.

Rust sẽ tiếp tục thống trị như một chọn lựa tỏng ngôn ngữ cho các dự án mới bên ngoài hệ sinh thái Ethereum. Rust là một ngôn ngữ lập trình hệ thống đang được phát triển với mục tiêu chính là an toàn và tốc độ. Các cuộc khảo sát dành cho nhà phát triển, chẳng hạn như “Cuộc khảo sát dành cho nhà phát triển của Stack Overflow” - nơi Rust đã được bình chọn là “ngôn ngữ được yêu thích nhất” trong sáu năm liên tiếp - cho thấy sự ủng hộ ngày càng tăng đối với Rust. Các nhà phát triển muốn học một ngôn ngữ mới nên nghiêm túc xem xét Rust. Các blockchains “mới”, chẳng hạn như Solana (ra mắt vào năm 2021), Polkadot (ra mắt vào năm 2020, chỉ có Parachains vào năm 2021) và NEAR (được thành lập vào năm 2017 nhưng ra mắt vào năm 2020) đã sử dụng Rust làm ngôn ngữ lập trình và vào năm 2022, chúng ta có thể thấy nhiều hơn các blockchain L1 mới sử dụng Rust.

 11. Các yêu cầu về quy định gia tăng

Để có được sự chấp nhận đáng kể từ các thể chế, cần phải có nhiều quy định on-chain, khuôn khổ pháp lý về công nghệ và đổi mới trong nhận dạng. Mối quan tâm của các chính phủ sẽ chuyển hướng nhiều hơn cho việc đo lường xung quanh hoạt động on-chain, chẳng hạn như đo lường KYC cho các ứng dụng phi tập trung mà cho phép các cơ quan quản lý theo dõi được danh tính đã được xác minh on-chain. Một trong những dịch vụ nhằm cho phép người dùng tạo danh tính kỹ thuật số là Ethereum Name Service (ENS), cung cấp tên cho các ví và trang web. Nó cho phép người dùng sở hữu tên người dùng và dữ liệu hồ sơ của họ và sử dụng nó trên nhiều dịch vụ trên ethereum. Do đó, bạn có thể nhận tiền điện tử theo tên ví tùy chỉnh của mình thay vì yêu cầu địa chỉ ví dài hơn.

Hơn nữa, sự đổi mới công nghệ pháp lý (legal-tech) liên quan đến sự hợp tác với các chính phủ và các nhóm pháp lý mạnh, làm chậm lại thời gian ra mắt thị trường (time-to-market). Việc giải quyết các vấn đề pháp lý, thực hiện các biện pháp bảo mật và bảo đảm các giao dịch trong trường hợp xảy ra lỗi on-chain có thể giúp tăng tính thanh khoản on-chain. Đã có những giao thức như Giao thức Astra trang bị cho các hợp đồng thông minh một lớp tuân thủ phi tập trung để đáp ứng các vấn đề về giải quyết tranh chấp và KYC. Chúng ta có thể mong đợi các blockchain tích hợp các ứng dụng của bên thứ ba cho phép xác minh danh tính vào các hợp đồng thông minh của họ. Chúng tôi đã có các ứng dụng trên một số chain như Polygon và Terra sử dụng các ứng dụng xác minh danh tính kỹ thuật số như Synaps để liên kết ID đã xác minh của người dùng với ví của họ và lưu trữ chúng theo cách phi tập trung.

Tỷ suất sinh lợi on-chain cao nhưng chi phí cũng vậy. Khi phạm vi bảo hiểm và an ninh (security and insuarance coverage) tăng lên, chi phí cho các nhà đầu tư tổ chức cũng có thể tăng lên.

Quy định xung quanh các giao thức bảo mật có thể sẽ chưa diễn ra vào năm 2022. Tuy nhiên, rửa tiền đang là mối quan tâm ngày càng tăng cần được khắc phục trước khi các tổ chức có thể triển khai vốn on-chain mà không cần cộng đồng theo dõi các giao dịch của họ theo một cách riêng tư.

Chủ đề về danh tính phi tập trung rộng hơn nhiều so với khía cạnh KYC của danh tính on-chain. Các danh tính on-chain đã có thể được xác nhận như cách chúng ta đã thấy với arcx.money DeFi passport trong đó người dùng on-chain có thể xác nhận danh tính và kiếm được phần thưởng danh tiếng, điều này sẽ làm cho một cá nhân hoặc tổ chức cụ thể đủ điều kiện nhận lãi suất vay hay cho vay tốt hơn.

Vào năm 2022, có nhiều khả năng con số này sẽ tăng lên vì một số người tham gia thị trường sẽ đủ điều kiện cho tỷ lệ loan-to-value (LTV) cao hơn những người khác. Điều này có thể được giải quyết thông qua Điểm danh tiếng (reputation score) và được điều chỉnh cho từng cá nhân dựa trên hiệu suất on-chain trước đó của họ.

Khi việc chấp nhận tiền điện tử tăng lên, nhiều quốc gia đưa ra các quy định nhắm mục tiêu đến không gian này. Mặt khác, các quốc gia như Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đang tìm cách thu hút các doanh nghiệp dựa trên tiền điện tử thông qua việc tạo ra các khu vực dành riêng cho tài sản ảo - bao gồm tài sản kỹ thuật số, sản phẩm, nhà điều hành và sàn giao dịch. Vào tháng 9 năm 2021, Ủy ban Chứng khoán và Hàng hóa UAE và Cơ quan Trung tâm Thương mại Thế giới Dubai (DWTCA) đã đồng ý về một khuôn khổ cho phép DWTCA phê duyệt và cấp phép cho các hoạt động tài chính liên quan đến tài sản tiền điện tử. Vào tháng 10 năm 2021, một khu tự do khác của Dubai DIFC, khu tự do tài chính thuộc sở hữu nhà nước của Dubai (nơi mà những người không phải là công dân có thể dễ dàng kết hợp các công ty 100% vốn chủ để nhận thị thực và giấy phép thương mại) đã phát hành phần đầu tiên của khuôn khổ quy định về token kỹ thuật số. Dubai là trụ sở chính của nhiều công ty tiền điện tử, bao gồm sàn giao dịch BitOasis và DWTCA gần đây đã ký một bản memo hợp tác với Binance để giúp thiết lập khuôn khổ quy định của họ.

Tuy nhiên, cũng có các quốc gia và tổ chức đang thực hiện các bước để vô hiệu hóa tiền điện tử một cách hiệu quả. Bắt đầu từ ngày 1 tháng 4 năm 2022, Ấn Độ sẽ đánh thuế tất cả các tài sản kỹ thuật số ảo ở mức 30% mà không có bất kỳ miễn trừ nào, điều này đặt thuế thu nhập từ tiền điện tử ngang bằng với thuế trúng xổ số và cờ bạc. Trong khi đó, quyết định của El-Salvador chấp nhận tiền điện tử dưới dạng tiền pháp định đã vấp phải phản ứng dữ dội từ IMF và đánh giá tín nhiệm của tổ chức xếp hạng lớn Fitch Ratings. Hoa Kỳ và Vương quốc Anh đánh thuế thu nhập từ tiền điện tử ngang bằng với thuế giao dịch cổ phiếu, trong khi ở Đức đối với tiền điện tử mà bạn đã sở hữu trong hơn một năm, việc bán này được miễn thuế bất kể lợi nhuận.

Tổng thống Hoa Kỳ Biden dự kiến ​​sẽ ban hành lệnh hành pháp chỉ đạo các cơ quan trong chính phủ nghiên cứu tiền điện tử và tiền tệ kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC), đồng thời đưa ra chiến lược toàn chính phủ để điều chỉnh tài sản kỹ thuật số.

Việc tăng cường quy định có thể có lợi cho hệ sinh thái tiền điện tử vì các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng, nhà đầu tư và doanh nghiệp có thể dẫn đến việc gia tăng sự chấp nhận. Ngoài ra, việc thiết lập các tiêu chuẩn toàn cầu có thể loại bỏ một số khó khăn trong việc mua và bán tiền điện tử. Tuy nhiên, các quy định cũng có thể dẫn đến việc một số quốc gia trở nên bất lợi cho giao dịch tiền điện tử, tùy thuộc vào các chính sách của chính phủ, chúng ta sẽ thấy một số quốc gia biến thành thiên đường tiền điện tử, thu hút cả tài năng và vốn vào các khu vực tiền điện tử chuyên dụng của họ.

12. Tăng cường áp dụng quy mô thể chế

Quy định thuận lợi có thể cung cấp sự rõ ràng cho các tổ chức phát triển các sản phẩm tiền điện tử. Coinbase đã loại bỏ chương trình cho vay USDC của mình sau khi có sự phản đối từ các cơ quan quản lý, tuy nhiên, sự rõ ràng về quy định có thể dẫn đến việc tái giới thiệu các chương trình như vậy.

Đã tồn tại một ETF hợp đồng tương lai tiền điện tử và vào năm 2022, chúng ta có thể thấy sự ra đời của ETF thị trường giao ngay tiền điện tử. Hiện tại các thủ tục cần thiết đang tiến hành với SEC trước khi ETF này đưuọc giới thiệu trên sàn giao dịch Arca, một công ty con của NYSE. Những người chơi lớn như Charles Schwab và Grayscale Investments cũng đang đàm phán về việc tung ra một ETF tiền điện tử vào năm 2022.

Sự phổ biến của việc áp dụng tiền điện tử đã dẫn đến mối quan tâm mới đối với tiền tệ kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC) tuy nhiên hầu hết các CBDC vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu với các quốc gia như Anh vẫn đang đánh giá những lợi thế của việc áp dụng CBDC. Do đó, không chắc về việc chúng ta sẽ được thấy các CBDC chủ chốt này được giới thiệu trước năm 2025-2026. Trung Quốc có kế hoạch tăng cường áp dụng CBDC trong năm nay và việc triển khai các biện pháp này sẽ giúp làm sáng tỏ những lợi thế và thách thức liên quan đến việc áp dụng CBDC.

Khi nghiên cứu blockchain hoàn thiện, chúng tôi mong đợi sẽ thấy sự gia tăng áp dụng blockchain trong các chức năng khác của chính phủ. Ví dụ: Estonia đang sử dụng nó để thực thi tính toàn vẹn của hệ thống thuế và đăng ký kinh doanh cũng như hồ sơ sức khỏe điện tử và các bệnh viện ở Vương quốc Anh sử dụng blockchain để theo dõi việc lưu trữ và cung cấp vắc xin covid-19.

Sự rõ ràng xung quanh các quy định cũng sẽ khuyến khích các tổ chức tài chính tham gia vào các sản phẩm tiền điện tử. Chúng tôi kỳ vọng sẽ thấy ngày càng nhiều tổ chức tài chính tham gia vào việc staking tiền điện tử như một cách tương đối an toàn để kiếm lãi từ danh mục tiền điện tử của họ, các công ty như Foundry Digital và Sygnum đã cung cấp dịch vụ staking cho khách hàng của mình.

13. Hợp nhất các Stablecoin

Stablecoin

Năm 2021 là một năm của các dự án stablecoin thuật toán (đồng tiền có giá được duy trì không đổi bằng cách sử dụng thuật toán theo dõi cung và cầu). Tuy nhiên, hầu hết đều thất bại. Giờ đây, chúng ta đang thấy nhiều dự án stablecoin thuật toán hơn đang cố gắng tìm ra điểm hợp lý giữa thế chấp và thuật toán.

Do sự biến động của thị trường, UST (stablecoin của Terra) đã có hai lần trục trặc vào năm 2021. Cuối cùng, đội ngũ tại Terra đã có thể thu thập đủ thanh khoản bằng cách kết nối với các blockchain như Solana và Cosmos.

Vào năm 2022, chúng ta sẽ thấy được nhiều stablecoin thế chấp hơn như DAI và MIM. Chúng sẽ đi kèm với những tiện ích phú được ưa thích chẳng hạn như vay miễn phí để thúc đẩy tăng trưởng. Với khả năng tương tác cao hơn và khả năng kết nối lẫn nhau giữa các blockchain khác nhau, một số stablecoin sẽ có khả năng chết vì chúng bị lu mờ bởi các stablecoin phổ biến hơn nhiều hiện có trên các blockchain đang kết nối.

Đồng tiền kỹ thuật số của Trung Quốc đang được những gã khổng lồ công nghệ như Tencent và Alibaba áp dụng và thúc đẩy tăng trưởng cho các tập đoàn tài chính. WeChat cũng đang tiếp nhận loại tiền tệ này và cung cấp quyền truy cập của khách hàng. Câu hỏi có thể sẽ là làm thế nào mà tiền kỹ thuật số của Trung Quốc có thể được tích hợp với các ứng dụng phi tập trung hay liệu nó sẽ không bao giờ như vậy.

Stablecoin có thể cho phép sử dụng tiền điện tử như một phương tiện chính của các giao dịch hàng ngày, cũng như cho các ứng dụng khác như giao dịch hàng hóa và dịch vụ, phát hành các giải pháp bảo hiểm phi tập trung, hợp đồng phái sinh và các ứng dụng tài chính như cho vay tiêu dùng. Để phục vụ các chức năng một cách chính xác, điều cần thiết là các stablecoin phải duy trì sự ổn định của chúng. Sự biến động của stablecoin đã giảm đáng kể trong những năm qua như thể hiện trong hình bên dưới.


Hình 8. Sự biến động của stablecoin đã giảm đáng kể trong 3 năm qua

Cuối cùng, chúng tôi muốn kết thúc bằng cách nói rằng Cơ sở hạ tầng blockchain Web 3.0 là chìa khóa cho sự phát triển bền vững và lâu dài của đổi mới on-chain.

Năm 2021 làm dấy lên những cuộc tranh luận đầu tiên về sự khác biệt giữa dự án Web3 và dự án/chương trình/giao thức blockchain. Một công ty blockchain nên tương tác ít nhất với một blockchain, để được coi là blockchain gốc. Tuy nhiên, một dự án Web3 cần phải có một giải pháp công nghệ phi tập trung hoàn toàn từ một dự án nguồn mở được cộng đồng quản lý đến các giải pháp lưu trữ, nhận dạng, quyền riêng tư phi tập trung như một phần của cơ sở hạ tầng cơ bản. Sự phát triển xung quanh cơ sở hạ tầng blockchain đã được mở rộng và nhiều mô hình kinh doanh đã bắt nguồn từ nó và chúng tôi tin rằng cơ sở hạ tầng blockchain toàn cầu vẫn chưa có sự tăng trưởng đáng kể.

Tuyên bố từ chối trách nhiệm: Là một nền tảng thông tin blockchain, thông tin được cung cấp trên trang web này không đại diện cho bất kỳ đề xuất đầu tư nào. Các bài báo đăng trên trang này chỉ thể hiện ý kiến cá nhân và không liên quan gì đến vị trí chính thức của TheCoinDesk.

Comment Subcibe