Beefy Finance - Công cụ tối ưu hóa lợi nhuận multichain
Beefy Finance được ra mắt vài tháng sau Mùa hè DeFi với mục tiêu đưa việc tối ưu hóa lợi nhuận lên một tầm cao mới. Trình tối ưu hóa lợi nhuận tự động tái đầu tư thu nhập dựa trên lãi kép và thúc đẩy lợi nhuận bằng cách sử dụng nhiều chức năng tối ưu hóa cho các kho tiền độc nhất - mooVaults.
Điểm chính
- Beefy Finance là công cụ tối ưu hóa lợi nhuận (yield optimizer) multichain trên BSC, Fantom, Polygon, Avalanche và 11 chain khác. Cho đến nay, tổng giá trị lock (TVL) vào khoảng khoảng 250 triệu đô la.
- Các chain phổ biến nhất của Beefy Finance là Fantom, BSC, Polygon và Avalanche, chiếm khoảng 84% (tương ứng 209,54 triệu đô la) trong tổng số 250 triệu TVL.
- Beefy Finance được xây dựng dựa trên BSC để giảm phí gas và mở rộng chiến lược tối ưu hóa vượt qua Yearn Finance, đối thủ cạnh tranh dựa trên Ethereum.
- Beefy đặt mục tiêu tối ưu hóa lợi suất phần trăm hàng năm (APY) trong các sản phẩm/ dịch vụ kho tiền độc đáo của mình.
- mooVaults của Beefy cung cấp các cặp giao dịch độc nhất chỉ có thể tìm thấy trên nền tảng.
- Dữ liệu cho thấy phần lớn người nắm giữ token BIFI hướng đến nắm giữ lâu dài do tiện ích của token và các tùy chọn staking hấp dẫn.
Giới thiệu
Yield farming là một phương pháp kiếm thu nhập thụ động phổ biến trên thị trường tài chính phi tập trung (DeFi). Yield farming đề cập đến các hoạt động thị trường thu lợi như cung cấp thanh khoản, cho vay, đi vay và stake. Để tối ưu hóa lợi nhuận, nhiều người dùng tìm cách tự động gộp lãi (auto-compound) của họ. Lãi gộp tự động loại bỏ chi phí cao và sự bất tiện khi phải xác nhận và tái đầu tư lãi theo cách thủ công. Sau cơn sốt yield farming hồi Mùa hè DeFi năm 2020, ngành công nghiệp tiền điện tử đã nỗ lực sản xuất các công cụ tối ưu hóa năng suất để có thêm nhiều cách kiếm tiền hiệu quả.
Beefy Finance được ra mắt vài tháng sau Mùa hè DeFi với mục tiêu đưa việc tối ưu hóa lợi nhuận lên một tầm cao mới. Trình tối ưu hóa lợi nhuận tự động tái đầu tư thu nhập dựa trên lãi kép và thúc đẩy lợi nhuận bằng cách sử dụng nhiều chức năng tối ưu hóa cho các kho tiền độc nhất - mooVaults.
mooVaults
Beefy Finance là một công cụ tối ưu hóa lợi nhuận multichain được triển khai trên 15 chain khác nhau. Là một công cụ tối ưu hóa lợi nhuận, Beefy cung cấp một loạt kho tiền (vault) cho phép người dùng gửi tài sản và tự động kiếm lãi từ lãi kép thông qua quy trình tự động ghép lãi. Giao thức sử dụng các số liệu khác nhau như APR, phí và TVL để xác định chiến lược cộng gộp tự động tốt nhất đối với từng kho tiền. Các chiến lược này bao gồm kết hợp cung cấp thanh khoản, kết hợp pool thanh khoản, tiền ưu đãi từ quan hệ đối tác và nhiều chiến lược yield farming khác. Ví dụ: Beefy có thể lấy APY của một pool và nhân nó lên bằng cách thêm tiền ưu đãi của đối tác vào kho tiền, từ đó sinh ra lợi nhuận từ các tài sản ban đầu trong kho tiền và trên tiền ưu đãi. Tất cả chức năng và chiến lược tối ưu hóa kho tiền của Beefy đều được thực thi bởi các hợp đồng thông minh bất biến, ngăn chặn mã bị thay đổi trong tương lai.
Beefy Finance cung cấp ba kho tiền khác nhau:
- kho tài sản đơn lẻ (single-asset)
- kho stablecoin
- kho tiền của pool thanh khoản (LP)
Các kho tiền mới thường xuyên được đề xuất trên kênh Discord của Beefy và được thêm vào giao thức khi Cowmoonity, cộng đồng quản trị Beefy, bỏ phiếu thông qua. Ngoài ra, mooVaults cung cấp nhiều cặp token khó có thể tìm thấy ở những nền tảng khác.
LP Vaults
Các kho tiền của Beefy rất trực quan. Người dùng có thể chọn token LP hoặc cung cấp một tài sản duy nhất và sử dụng tính năng ZAP của Beefy. ZAP bán một nửa số tiền ký quỹ tài sản đơn để mua tài sản còn lại và tạo cặp token. Mô hình này nhất quán với các nền tảng tổng hợp hoặc tối ưu hóa lợi nhuận khác, song Beefy còn bổ sung thêm mô hình chia sẻ thu nhập cho phép chủ sở hữu token thu được phần trăm phí giao dịch.
Kho tiền cho vay tài sản đơn
Người dùng stake trong các kho tiền cho vay (lending vault) sẽ gửi một loại token vào đó. Tại backeend, giao thức vay và cho mượn tài sản để tăng vốn và mang lại lợi suất cao nhất có thể. Chiến lược này giúp Beefy khai thác tỷ lệ gộp tự động tốt nhất.
BIFI Maxi Vault
BIFI là token tiện ích và quản trị của Beefy (sẽ giải thích thêm trong mục Token BIFI). Việc nắm giữ BIFI cho phép chủ sở hữu có được một phần thu nhập mà Beefy thu vào trên các kho tiền của mình. Beefy cung cấp một kho tiền đặc biệt, tạo điều kiện cho người dùng stake BIFI trong pool cung cấp APY trên thu nhập phí được tạo ra từ BIFI. Nói một cách đơn giản, chủ sở hữu BIFI sẽ kiếm được thu nhập thụ động từ các khoản phí do Beefy tạo ra.
Launchpool
Launchpool quảng bá các dự án tiềm năng bằng cách giới thiệu token của dự án trong các kho tiền đặc biệt cung cấp APY cao cho token của đối tác. Những kho tiền này cho phép đối tác dự án tiếp cận thông qua Cowmoonity và hỗ trợ nhà sản xuất kiếm thêm lợi nhuận từ tiền ưu đãi.
Promotional Vaut
Beefy Escrowed Fantom (beFTM)
beFTM là token FTM liquid staking được neo theo tỷ lệ 1: 1 với FTM. Để thu được beFTM, người dùng gửi FTM vào Beefy Delegator Vault, cung cấp năng lượng cho validator node. Validator node của Beefy hiện kiếm được khoảng 14,5% APY trong wFTM, sau đó được phân phối cho Earning pool (pool thu nhập) beFTM, nơi người dùng stake để thu beFTM.
binSPIRIT, beQI và beJOE
Beefy đã hợp tác với SPIRIT, Mai Finance và Trader Joe để cung cấp wrapped token cho inSPIRIT, beQI và beJOE. Các wrapped token này mang những lợi ích giống như native token, bao gồm quyền quản trị và một phần phí của Beefy. Beefy cho phép người dùng mint và stake wrapped token để có APY cao hơn trong earning pool của mình.
Token BIFI
Tiện ích BIFI: Staking
BIFI là token BEP-20, trong đó những người stake BIFI được thưởng một phần phí theo tỷ lệ của mooVaults. 67% phí của Beefy được phân phối cho những người stake BIFI, tương đương với khoảng 3% lợi nhuận thu được hoặc lãi gộp tự động. Họ có thể kiếm thêm phần thưởng BIFI bằng cách stake BIFI trong BIXI Maxi Vault, kho token quản trị. Các cơ chế staking này giúp giảm thiểu áp lực bán của BIFI.
Quyền quản trị BIFI
Chủ sở hữu BIFI có quyền quản trị và có thể tham gia vào việc đưa ra quyết định trong DAO. Họ có thể đề xuất và bỏ phiếu cho các đề xuất quản trị hoặc liệu có nên tạo ra kho tiền mới. Chủ sở hữu BIFI muốn gửi đề xuất phải có tối thiểu 1 BIFI. Việc gửi đề xuất trên nền tảng rất dễ dàng và chỉ yêu cầu người dùng viết tiêu đề, mô tả và liên kết đến diễn đàn nơi có thể tổ chức cuộc thảo luận. Hầu hết đề xuất quản trị của Beefy là yêu cầu tiền tài trợ, nhưng nhiều đề xuất cũng giới thiệu các tính năng tiềm năng hoặc kho tiền mới. BIFI là token BEP-20 có nguồn gốc từ BSC, nhưng nền tảng vote.beefy.finance đóng vai trò là nền tảng tạo đề xuất và bỏ phiếu cho các quyết định multichain. Beefy đã triển khai Snapshot tùy chỉnh để hỗ trợ bỏ phiếu multichain. Mặc dù quyền tạo và bỏ phiếu cho các đề xuất được dành riêng cho chủ sở hữu BIFI, nhưng bất kỳ ai cũng có thể đóng góp vào sự phát triển của hệ sinh thái đa thành phần của Beefy bằng cách tham gia vào các cuộc thảo luận trên các kênh Discord hoặc Telegram của giao thức.
Tokenomics
BIFI có tổng nguồn cung 80.000 token, hầu hết trong số đó được phân phối cho các nhóm quản trị ban đầu: LINK (14.000 token), CREAM (14.000), WBNB (14.000), ETH (14.000), LP BSCSWAP với BNB-BUSD (8.000 ), và LP BSCWAP với BSC-SPARTA (8.000). Beefy phân bổ chiến lược BIFI với mục tiêu đảm bảo đủ thanh khoản trong các pool chiến lược đó và hỗ trợ hệ sinh thái cơ bản của Beefy. Beefy phân phối 8.000 token cho đội ngũ phát triển bằng hợp đồng OpenZeppelin’s TokenTimelock. Hợp đồng phân bổ 2.000 token cho bốn timelock. Lần timelock đầu tiên diễn ra vào tháng 10 năm 2020 và lần timelock cuối cùng sẽ xảy ra vào tháng 7 năm 2022.
Các khoản phí của Beefy được phân bổ cho nền tảng Cowmoonity, ngân khố và kho tiền của nền tảng. Cụ thể, 3% phí được phân bổ cho người stake BIFI, 0,5% vào ngân khố Beefy, 0,5% được sử dụng trong kho tiền chiến lược và vài phần trăm khác được trao cho network operator của Beefy.
Sức hút
Toàn bộ thị trường DeFi, bao gồm Beefy Finance, đã ký hợp đồng từ đầu năm 2022. Tuy nhiên, Beefy rõ ràng đã chiếm được ưu thế hơn hẳn những giao thức thất bại trong nửa đầu năm 2022. Vào thời điểm Anchor sụp đổ, Beefy Finance đã ra mắt 12 kho tiền mới, bao gồm pool thanh khoản stablecoin Curve trên Arbitrum với APY lên tới 35%. Beefy cũng đã công bố những ứng dụng cross-chain mới sau khi tích hợp với Oasis vào ngày 14/5/2022. Thông tin xung quanh những nâng cấp kỹ thuật của Beefy đã tăng sức hút cho nền tảng và đẩy vốn hóa thị trường của BIFI từ 32,73 triệu đô la vào ngày 15/5 lên 55,28 triệu đô la vào ngày 17/5.
TVL của Beefy
Các chain phổ biến nhất của Beefy Finance là Fantom, BSC, Polygon và Avalanche. Các chain này chiếm 209,54 triệu đô la (84%) tổng TVL. Mặc dù giao thức ban đầu được xây dựng cho BSC, phần lớn sức hút của nó (tính theo TVL) đến từ Fantom. Sức hút mạnh mẽ của Beefy đối với Fantom một phần đến từ sự thành công của các kho tiền ưu đãi với FTM (Fantom) và SPIRIT (Spirit Finance). Theo sau Fantom và BSC, Beefy nhận được nhiều sức hút nhất từ Polygon và Avalanche. Lực hút này có thể được thúc đẩy bởi các kho ưu đãi của Beefy với Mai Finance dựa trên Polygon và Trader Joe trên Avalanche. Gần đây, nền tảng Arbitrum của Beefy đã hưởng lợi từ một kho tiền stablecoin ra mắt với mức APY gần 35% vào ngày 16/5. Sức hút đáng kể từ kho tiền này và các kho tiền stablecoin khác đã kích hoạt mức tăng TVL 50% trên Arbitrum, từ 15,09 triệu đô la TVL vào ngày 15/5 lên 22,72 triệu đô la vào ngày 22/6.
Sức hút của BIFI
Phần lớn người nắm giữ token BIFI là nhà đầu tư dài hạn. Biểu đồ bên dưới cho thấy hơn 80% chủ sở hữu BIFI đã giữ tokentrong hơn 90 ngày và hơn 40% giữ trong ít nhất một năm. Điều này cho thấy BIFI có thể ngăn cản áp lực bán ra trong bối cảnh thị trường suy thoái và nắm giữ token có thể mang lại giá trị thực sự, bất kể là staking hay quản trị.
Từ khi ra mắt cho đến Mùa xuân năm 2021, số lượng địa chỉ độc lập nắm giữ BIFI tăng đáng kể. Con số này không đổi cho đến một đợt tăng mạnh nữa vào đầu Mùa thu năm 2021. Kể từ đó, số lượng địa chỉ độc lập nắm giữ BIFI không mấy xê dịch, đạt đỉnh gần 1.800 địa chỉ duy nhất. Dữ liệu cho thấy sức tăng trưởng không nhất quán, với mức tăng trưởng mạnh diễn ra khi các bản cập nhật quản trị và dịch vụ kho tiền mới được triển khai. Giao thức đã không tăng trưởng người dùng độc lập kể từ những tháng đầu hè năm 2021, nhưng nền tảng này vẫn thành công giữ chân người dùng bất chấp biến động của thị trường.
Bối cảnh cạnh tranh
Hầu hết giao thức trong lĩnh vực này đều tận dụng cộng đồng của họ và đưa ra các chiến lược tối đa hóa lợi nhuận cho người dùng DeFi. Beefy Finance tạo sự khác biệt với các công ty cùng ngành bằng cách:
- Cung cấp các giải pháp và cặp token độc nhất mà người dùng không thể tìm thấy trên giao thức yield farming khác.
- Phát triển mô hình chia sẻ thu nhập và staking incentive để tăng giá trị cho token BIFI. Người stake BIFI nhận được 3% khoản thu của Beefy hoặc tiền lãi cộng gộp tự động, sau đó cộng lại và kiếm APY cao hơn trong BIFI’s Maxi Vaults.
- Tích cực theo đuổi hệ sinh thái cross-chain và triển khai multichain với tốc độ nhanh hơn các công ty cùng ngành. Beefy được chạy trên 15 chain, với hầu hết TVL đến từ Fantom, Polygon, BSC và Avalanche. Giao thức này cũng nằm trên các chain đang phát triển đã đạt được một số sức hút gần đây, điển hình là Arbitrum và Moonbeam.
- Có lợi thế tiên phong là công cụ tối ưu hóa lợi suất đầu tiên trên BSC, vốn cón phí gas tương đối thấp. Được xây dựng trên BSC, giao thức có thể khám phá các chiến lược tối ưu hóa lợi nhuận bên cạnh giảm thiểu phí gas. Beefy cũng ra mắt trong bối cảnh BSC ngày càng trở nên phổ biến và thu được (và duy trì) lực kéo đáng kể trong quá trình layer1 được chú ý đến.
Các công cụ tối ưu hóa năng suất khác có lợi thế cạnh tranh mà Beefy có thể được tận dụng. Ví dụ: nhiều nền tảng tối ưu hóa lợi nhuận cung cấp yield farming theo đòn bẩy, trong đó người dùng kiếm được nhiều lãi hơn bằng cách vay và farming nhiều tài sản thế chấp hơn. Những nền tảng này mang lại lượng lợi nhuận vô cùng hấp dẫn. Tuy nhiên, chúng cũng hướng tới đối tượng có mức độ chấp nhận rủi ro tương đối cao hơn. Beefy không cung cấp các giải pháp yield farming dựa trên đòn bẩy. Dù vậy, yield farming dựa trên đòn bẩy có thể là một bổ sung hấp dẫn cho hệ sinh thái của Beefy và là công cụ thu hút người dùng mới hiệu quả.
Ngoài ra, Beefy còn có các nền tảng tối ưu hóa lợi nhuận kèm theo những dịch vụ phù hợp với một lĩnh vực cụ thể hoặc một dịch vụ duy nhất. Ví dụ: giao thức GRO cung cấp yield farming dựa trên đòn bẩy với cơ chế phân nhánh rủi ro cho phép người dùng biết trước mức rủi ro cụ thể. PancakeBunny là một ví dụ khác về dịch vụ được điều chỉnh vì giao thức chỉ tổng hợp lợi nhuận cho các cặp PancakeSwap LP. Beefy Finance duy trì vị trí dẫn đầu mạnh mẽ (tính theo TVL) trong lĩnh vực tối ưu hóa lợi nhuận, cho thấy nền tảng không cần phải phục vụ cho một phân khúc thị trường cụ thể. Tuy nhiên, việc thêm các tính năng hữu ích và độc đáo trên nền tảng có thể thu hút khách hàng mới.
Rủi ro
Giảm thiểu rủi ro trên Beefy
Các rủi ro phổ biến của yield farming bao gồm tổn thất tạm thời (impermanent loss), rủi ro hợp đồng thông minh, rủi ro thanh lý và rủi ro phí gas. Là một công cụ tối ưu hóa lợi nhuận tự động, Beefy Finance giảm thiểu những nguy cơ này thông qua một số tính năng. Người dùng có thể tránh rủi ro trả quá phí gas bằng cách sử dụng Beefy thay vì tái đầu tư lãi kép với một loạt giao dịch thủ công. Beefy cũng triển khai tính năng Allowance Checker cho phép người dùng cung cấp allowance hoặc áp đặt hạn chế về nơi phân bổ token của họ. Tính năng này trao quyền cho người dùng với công cụ giảm thiểu rủi ro lớn hơn.
Rủi ro lan tỏa
Beefy có thể được hưởng lợi sau khi người dùng mới rời khỏi các giao thức trước đó để sử dụng Beefy. Tuy nhiên, các kho tiền của Beefy phụ thuộc vào hoạt động của nhiều giao thức đối tác khác nhau. Những thất bại của các đối tác của Beefy, đặc biệt là đối tác có tiền ưu đãi trong mooVaults, có thể dẫn đến tổn thất đáng kể cho người dùng Beefy. Dù vậy, người dùng cũng không cần quá lo lắng vì Beefy cung cấp nhiều loại mooVaults, nên chỉ một tỷ lệ nhỏ mooVaults có khả năng bị lỗi tại bất kỳ thời điểm nào. Rủi ro tập trung có thể phát sinh khi Beefy chỉ cung cấp một số lượng hạn chế mooVaults cùng một lúc hoặc nếu nhiều mooVaults sử dụng cùng một tài sản/ dự án. Beefy cũng phát hành hướng dẫn cụ thể (Beefy SAFU Practices) để quản lý các dự án được chấp nhận trong chương trình Launchpool của họ. Mặc dù giao thức không đảm bảo khả năng thanh toán của bất kỳ dự án Launchpool nào, nhưng họ tiến hành thẩm định để đảm bảo không có dự án rug pull nào được chấp nhận.
Lộ trình
Beefy Finance sẽ tiếp tục cung cấp các kho tiền và phát triển chiến lược mới để tối ưu hóa lợi nhuận vào năm 2022. Nền tảng này dự kiến sẽ triển khai trên nền tảng Optimism vào tháng tới và đang nỗ lực mở rộng hệ sinh thái multichain sang Kava và nhiều chain khác trong tương lai. Đội ngũ của Beefy cam kết tiếp tục giám sát tính bảo mật của các hợp đồng thông minh bằng cách hợp tác với các công ty kiểm toán hợp đồng thông minh như OpenZeppelin.
Tổng kết
Xét về TVL, Beefy Finance đã đạt được sức hút mạnh mẽ và vươn lên dẫn đầu trong lĩnh vực tổng hợp và tối ưu hóa lợi nhuận cross-chain. Token BIFI của Beefy có thể được coi là khoản đầu tư dài hạn, được thúc đẩy bởi mô hình phí của Beefy và các staking incentive. Giao thức đã chứng tỏ khả năng của mình trong việc đẩy mạnh quan hệ đối tác với các dự án khác trên nhiều chain để mở rộng áp dụng cross-chain. Trong khi công cụ tổng hợp lợi nhuận phải chịu rủi ro lan tỏa, Beefy đã tránh đc nguy cơ này nhờ sự đa dạng của mooVaults. Beefy đã cố gắng duy trì sức hút nhất quán bất chấp sự suy thoái của thị trường và hiện đang sẵn sàng mở rộng với các kho tiền và chiến lược tối ưu hóa mới.
Bình luận